Suy Niệm Chúa Nhật 24 Thường Niên – Năm A

Chủ đề Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần nầy tạo thành một cặp song đối với Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần trước. Nếu chủ đề Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần trước là: “SỬA LỖI CHO NHAU”, thì Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần này là: “THA THỨ CHO NHAU”.

Hc 27: 33-28: 9

Trong đoạn trích sách Huấn Ca, hiền nhân Do thái là Ben Xi-ra mời gọi “oán cừu nên tháo không nên buộc”.

Romans 14:7-9

Trong thư gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng người Ki-tô hữu không sống cho chính mình.

Matthew 18:21-35

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Ngài phải tha thứ vô điều kiện và vô giới hạn.

BÀI ĐỌC I (Hc 27: 33-28: 9)

Trào lưu minh triết nở rộ khắp toàn miền Cận Đông xưa: Ai-cập, Su-me, Ba-by-lon… Sách Huấn Ca là một trong năm tác phẩm thuộc trào lưu minh triết Cựu Ước: Châm Ngôn, Gióp, Giảng Viên, Khôn Ngoan và Huấn Ca.

1. Bối cảnh của sách Huấn Ca:

Tác giả sách Huấn Ca là Ben Xi-ra sống vào cuối thể kỷ thứ ba và đầu thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Hiền nhân này là bậc vị vọng ở Giê-ru-sa-lem, ông đã ghi lại giáo huấn của mình vào khoảng năm 180 trước Công Nguyên. Khoảng năm mươi năm sau, cháu nội của ông đã dịch tác phẩm của ông từ tiếng Híp-ri sang tiếng Hy-lạp và xuất bản.

Sự khôn ngoan, thành quả của trầm tư và kinh nghiệm, là di sản chung của toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, sống vào thời kỳ văn hóa Do thái bị đe dọa bởi văn hóa Hy lạp, hiền nhân Ben Xi-ra ôm ấp một hoài bảo: chấn hưng những giá trị luân lý Do thái giáo. Theo ông, sự khôn ngoan Do thái trổi vượt sự khôn ngoan Hy lạp, vì sự khôn ngoan Do thái có Thiên Chúa làm khuôn mẫu và có Lề Luật của Ngài làm chuẩn mực. Sách Huấn Ca chứa đựng nhiều lời khuyên cho cuộc sống thường ngày. Sách đề cập đến mọi đề tài. Đoạn trích dẫn nầy đề cập đến việc “báo thù và tha thứ”.

2. Cách hành xử của kẻ gian ác:

Trước tiên, hiền nhân nhắm đến thái độ của kẻ gian ác. Nếu cứ cố chấp trong sự oán hờn và giận dữ, rồi sẽ “chuốc lấy sự báo thù của Thiên Chúa, mọi tội lỗi của nó, Người sẽ xét từng ly”. Trong Cựu Ước, quan niệm “thưởng phạt ở đời sau” chỉ xuất hiện muộn thời sau nầy. Kẻ gian ác sẽ chuốc lấy hậu quả của việc làm gian ác mà nó gây ra ngay tại đời nầy, như chúng ta thường nói: “Ác giả ác báo, gieo gió thì gặp bảo”.

3. Đức hạnh của người công chính:

Ngược lại với thái độ của kẻ gian ác, hiền nhân phác họa đức hạnh của người công chính. Sự tha thứ được Lề Luật truyền dạy. Sách Lê-vi nói rõ: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em…Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu thương đồng loại như chính mình ngươi” (Leviticus 19:17-18). Hiền nhân nêu lên lý do tại sao phải tha thứ, vì nhận ra mình là tội nhân đối với Thiên Chúa. Nếu muốn được Thiên Chúa tha thứ cho mình, thì mình cũng phải rộng lòng tha thứ cho anh em. Vì thế, hiền nhân Ben Xi-ra đưa ra một lời khuyên bảo hợp tình hợp lý: “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, bấy giờ, bạn cầu khẩn, các tội của bạn sẽ được tha”. Ở nơi việc tha thứ cho anh em mình, có mối tương quan mật thiết với sự tha thứ của Thiên Chúa cho mình: “Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin ơn tha tội cho mình! Nó chỉ là loài hèn yếu mà để tâm oán hờn, thì ai sẽ đem lại cho nó ơn tha tội?”. Những khuyên bảo vàng ngọc này đích thị cũng là lời dạy về sự tha thứ của Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay.

4. “Hãy nghĩ đến ngày tận số”:

 “Hãy nghĩ đến ngày tận số”. Đây là đề tài chủ đạo của hiền nhân. Người công chính phải sống thanh thoát khỏi mọi vướng bận thường ngày để mà nghĩ đến số phận của mình là một ngày kia sẽ từ giả cõi thế này. Đây không cốt nghĩ đến phần thưởng đời sống mai sau. Vào thời Ben Xi-ra, Ít-ra-en chưa biết viễn cảnh nầy (chỉ xuất hiện muộn thời). Cho dù người công chính không thể biết được khi nào những đau khổ sẽ giáng xuống trên bọn ác nhân – vì Đức Chúa sẽ báo thù – thì phải trung thành với các giới răn và nhớ đến Giao-Ước mà đừng oán hận kẻ khác.

Thái độ nầy thật cao thượng vì chân trời bị giới hạn chỉ khuôn tròn vào việc thưởng phạt trần thế và vì kinh nghiệm cho thấy những phần thưởng trần thế khó đáp ứng nỗi niềm mong đợi của người công chính. Nhưng người có niềm tin phải hành xử như thế do lòng yêu mến Thiên Chúa và Lề Luật của Ngài. Không phải chính lòng trung thành với Giao Ước đảm bảo ơn Chúa quan phòng đối với dân Ít-ra-en và đối với mỗi một thành viên sao? Nền luân l‎ý này thật cao thượng chuẩn bị trực tiếp cho lời dạy của Chúa Giê-su trong Tin Mừng.

BÀI ĐỌC II (Romans 14:7-9)

Nếu tách riêng đoạn trích thư gởi các tín hữu Rô-ma này khỏi mạch văn của nó, chúng ta khó nắm bắt được ý nghĩa những lời khuyên của thánh Phao-lô.

1. Mỗi người vì mọi người:

Trong chương 14 nầy, thánh Phao-lô bàn đến những mối liên hệ giữa những người Ki-tô hữu ở trong lòng cộng đoàn. Thánh nhân nêu lên nhiều quan điểm rất dị biệt trong những thái độ thường ngày, giữa những người mà thánh nhân gọi “những người yếu” và những người khác mà thánh nhân gọi “những kẻ mạnh”. Thánh nhân đề cập đến chi tiết: những người không ăn kiêng và những người ăn kiêng, những người sống khổ hạnh và những người bài bác khổ hạnh, vân vân. Từ đó thánh nhân kết luận rằng cuộc sống hòa hợp của cộng đoàn phải căn cứ trên sự tự do của mỗi người trong sự kính trọng kẻ khác.

2. Mọi người vì mỗi người:

Sự tự do chứ không cá nhân chủ nghĩa, vì “không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Đức Ki-tô, mà có chết cũng là chết cho Người”, bởi vì “Đức Ki-tô đã không sống cũng không chết cho chính mình, nhưng cho chúng ta”. Mọi dị biệt phải bị xóa nhòa trước mối liên hệ cơ bản: hiệp nhất mọi thành viên của cộng đoàn, bởi vì tất cả chúng ta đều thuộc về Đức Kitô. Khởi đi từ những chi tiết cụ thể đến một quan điểm thần học, đó là nét đặc trưng của thánh Phao-lô thường hằng được gawejp thấy trong các thư của thánh nhân.

TIN MỪNG (Matthew 18:21-35)

Chúng ta tiếp tục suy gẫm chương 18 Tin Mừng Mát-thêu, chương đề cập đến đời sống huynh đệ trong lòng Giáo Hội.

Sau khi đã căn dặn đức ái huynh đệ và những bổn phận sửa lỗi cho nhau mà mỗi thành viên trong cộng đoàn phải có đối với nhau (Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần trước), Đức Giê-su mời gọi các môn đệ Ngài còn đi xa hơn nữa, cho đến việc tha thứ vô điều kiện và vô giới hạn cho những kẻ xúc phạm mình.

1. Câu chuyện giữa Thầy và trò về sự tha thứ:

Trong sách Tin Mừng, thánh Mát-thêu thường nêu bật con người của thánh Phê-rô, thậm chí ngay cả trước khi ông được phong làm thủ lãnh của Nhóm Mười Hai và của Giáo Hội trong tương lai, ví dụ như thánh Phê-rô trong bão tố (14: 22-33), thánh Phê-rô ở Xê-sa-rê Phi-líp-phê (16: 13-20), thánh Phê-rô trong biến cố Biến Hình (17: 1-8).

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay cũng vậy, chính thánh Phê-rô lên tiếng hỏi thầy mình: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mầy lần”. Ông vừa hỏi nhưng đồng thời cũng nhanh miệng đưa ra một lời đề nghị: “Có phải bảy lần không?”. Khi đưa ra bảy lần, ông nghĩ là mình quá rộng lượng từ tâm lắm rồi, bởi vì, trong truyền thống Do thái việc tha thứ cho anh em mình chỉ dừng lại ở con số ba. Quả thật, kinh sư Hanina dạy rằng: “Ai xin người lân cận mình tha thứ, không được xin quá ba lần”, hay kinh sư Jehuna dạy rằng: “Nếu một người phạm tội một lần, hãy tha thứ; hai lần hãy tha thứ; ba lần cũng hãy tha thứ cho người ấy; nhưng lần thứ tư thì không tha thứ nữa!”. Đối với văn hóa Việt Nam chúng ta, sự tha thứ chỉ đến con số hai: “sự bất quá tam, một lần tha ba lần chém”. Hơn nữa, trong lời đề nghi của thánh Phê-rô, “con số bảy” là con số tròn đầy biểu thị sự giới hạn tận mức, không còn thêm được nữa.

Đức Giê-su trả lời: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”. “Bảy mươi lần bảy” hoặc “bảy mươi lần bảy lần” được dùng trong Cựu Ước để chỉ việc báo thù vô giới hạn, như lời vênh vang tự đắc của ông La-méc, hậu duệ của Ca-in: “Ca-in sẽ được trả thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4: 25). Như vậy, Đức Giê-su thay thế sự báo thù tận mức bằng sự tha thứ vô giới hạn: “lấy tình thương mà xóa bỏ hận thù”.

2. Dụ ngôn:

Để minh họa tư tưởng của mình, Chúa Giê-su kể một dụ ngôn mà chỉ mình thánh Mát-thêu thuật lại. Khi so sánh với bài đọc I trong đó hiền nhân Ben Xi-ra dạy rằng phần thưởng cho việc tha thứ chỉ vuông tròn trong những phúc lộc ở cõi thế này, thì Đức Giê-su nhắm đến việc dự phần vào Nước Trời. Dụ ngôn hình thành nên một vỡ bi kịch gồm ba hoạt cảnh:

– Hoạt cảnh thứ nhất:

Đức Vua (ám chỉ đến Thiên Chúa), được giới thiệu ngay từ đầu, yêu cầu bầy tôi của  mình thanh toán sổ sách. Phần cuối của dụ ngôn sẽ cho thấy việc thanh toán sổ sách chỉ là việc nhỏ.

Đức vua triệu đến người đầy tớ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng, một món nợ quá lớn. Trong thực tế, một người đầy tớ không thể nào mắc một món nợ quá lớn như thế, phải là một vị quan; bởi vì trong nền văn hóa Đông Phương, các quan đều được gọi là bầy tôi của vua. Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su không muốn quy chiếu đến sự kiện lịch sử, nhưng chỉ muốn chúng ta hiểu rằng một món nợ mà tự sức mình chúng ta không thể nào trả nổi.

Vì người này không thể nào thanh toán món nợ được, nên Đức Vua ra lệnh: “Bán y, cùng tất cả vợ con, tài sản, mà trả nợ”. Vào thời đó, người cha mắc nợ thì cả gia đình đều bị liên lụy. Ông này liền sấp mình dưới chân Đức Vua, than khóc xin được khất món nợ lại để tìm phương thế trả dần: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Đức vua liền “chạnh lòng thương” (đây là động từ mà các sách Tin Mừng thường dùng để diễn tả tấm lòng xót thương của Đức Giê-su trước những đau khổ của con người), tha bổng món nợ cho y (hình ảnh về ơn cứu độ vô điều kiện).

– Hoạt cảnh thứ hai:

Hoạt cảnh thứ hai được dàn dựng trên sự tương phản với hoạt cảnh thứ nhất. Con nợ được Đức Vua thương tình tha bổng lại hành xử với một người bạn đồng liêu của mình, khác xa với cách hành xử của Đức Vua trước đây đối với y. Bạn y mắc nợ y một trăm bạc, một món nợ không đáng là bao so với món nợ của y đối với Đức Vua. Vừa thấy con nợ của mình, y liền “túm lấy”, “bóp cổ” mà bảo: “Trả nợ cho tao”. Người bạn van xin y như trước đây y đã van xin Đức Vua: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng không một chút động lòng, y cứ tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong món nợ.

– Hoạt cảnh thứ ba:

Đức Vua hoàn toàn thay đổi thái độ đối với y: Ngài nổi cơn thịnh nộ giao người đầy tớ nhẫn tâm này cho l‎ý hình hành hạ cho đến ngày y trả hết nợ. Chính ở đây cho thấy cách thức tính sổ của Đức Vua. Ngài phân xử mỗi người không căn cứ trên việc tính toán chi ly món nợ, nhưng trên khả năng yêu thương và tha thứ của mỗi người với anh em đồng loại của mình.

3. Ý nghĩa của dụ ngôn:

Người đầy tớ nhẫn tâm này không ngờ rằng có một mối tương quan giữa thái độ của y đối với bạn đồng môn của mình và thái độ của Đức Vua đối với y. Khi từ chối lòng xót thương đối với bạn mình, y tự mình hủy bỏ lòng xót thương mà y được hưởng từ Đức Vua. Từ đó, bài học được rút ra: điều kiện tất yếu để được Thiên Chúa tha thứ là tha thứ cho anh em mình. Chỉ khi biết tha thứ cho nhau, chúng ta mới khám phá chiều sâu của lời xin trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (6: 12), đồng thời mới có thể nghiệm ra Mối Phúc thứ năm: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (5: 7).

Điều mà dụ ngôn không thể nói rõ ra, đó là, chính Đức Giê-su, bằng cuộc sống của Ngài: cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài, đem đến cho con người những phương thế biến đổi nội tâm, ngõ hầu họ có khả năng yêu thương và tha thứ.

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Kinhthanhvn.net

Romans 14:7-9
View in: NAB
7For none of us liveth to himself; and no man dieth to himself.
8For whether we live, we live unto the Lord; or whether we die, we die unto the Lord. Therefore, whether we live, or whether we die, we are the Lord's.
9For to this end Christ died and rose again; that he might be Lord both of the dead and of the living.
Matthew 18:21-35
View in: NAB
21Then came Peter unto him and said: Lord, how often shall my brother offend against me, and I forgive him? till seven times?
22Jesus saith to him: I say not to thee, till seven times; but till seventy times seven times.
23Therefore is the kingdom of heaven likened to a king, who would take an account of his servants.
24And when he had begun to take the account, one was brought to him, that owed him ten thousand talents.
25And as he had not wherewith to pay it, his lord commanded that he should be sold, and his wife and children and all that he had, and payment to be made.
26But that servant falling down, besought him, saying: Have patience with me, and I will pay thee all.
27And the lord of that servant being moved with pity, let him go and forgave him the debt.
28But when that servant was gone out, he found one of his fellow servants that owed him an hundred pence: and laying hold of him, throttled him, saying: Pay what thou owest.
29And his fellow servant falling down, besought him, saying: Have patience with me, and I will pay thee all.
30And he would not: but went and cast him into prison, till he paid the debt.
31Now his fellow servants seeing what was done, were very much grieved, and they came and told their lord all that was done.
32Then his lord called him; and said to him: Thou wicked servant, I forgave thee all the debt, because thou besoughtest me:
33Shouldst not thou then have had compassion also on thy fellow servant, even as I had compassion on thee?
34And his lord being angry, delivered him to the torturers until he paid all the debt.
35So also shall my heavenly Father do to you, if you forgive not every one his brother from your hearts.
Leviticus 19:17-18
View in: NAB
17Thou shalt not hate thy brother in thy heart, but reprove him openly, lest thou incur sin through him.
18Seek not revenge, nor be mindful of the injury of thy citizens. Thou shalt love thy friend as thyself. I am the Lord.
Romans 14:7-9
View in: NAB
7For none of us liveth to himself; and no man dieth to himself.
8For whether we live, we live unto the Lord; or whether we die, we die unto the Lord. Therefore, whether we live, or whether we die, we are the Lord's.
9For to this end Christ died and rose again; that he might be Lord both of the dead and of the living.
Matthew 18:21-35
View in: NAB
21Then came Peter unto him and said: Lord, how often shall my brother offend against me, and I forgive him? till seven times?
22Jesus saith to him: I say not to thee, till seven times; but till seventy times seven times.
23Therefore is the kingdom of heaven likened to a king, who would take an account of his servants.
24And when he had begun to take the account, one was brought to him, that owed him ten thousand talents.
25And as he had not wherewith to pay it, his lord commanded that he should be sold, and his wife and children and all that he had, and payment to be made.
26But that servant falling down, besought him, saying: Have patience with me, and I will pay thee all.
27And the lord of that servant being moved with pity, let him go and forgave him the debt.
28But when that servant was gone out, he found one of his fellow servants that owed him an hundred pence: and laying hold of him, throttled him, saying: Pay what thou owest.
29And his fellow servant falling down, besought him, saying: Have patience with me, and I will pay thee all.
30And he would not: but went and cast him into prison, till he paid the debt.
31Now his fellow servants seeing what was done, were very much grieved, and they came and told their lord all that was done.
32Then his lord called him; and said to him: Thou wicked servant, I forgave thee all the debt, because thou besoughtest me:
33Shouldst not thou then have had compassion also on thy fellow servant, even as I had compassion on thee?
34And his lord being angry, delivered him to the torturers until he paid all the debt.
35So also shall my heavenly Father do to you, if you forgive not every one his brother from your hearts.