Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 21 Thường Niên – Năm A

Chủ đề của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật này có thể được gọi là “lễ tấn phong quyền lãnh đạo” qua dấu chỉ biểu tượng quyền hành là chiếc chìa khóa.

Isaiah 22:19-23

Bản văn I-sai-a gợi lên việc tấn phong một tổng quản hoàng cung của vương quốc Giu-đa, vị đại thần nầy sẽ thực thi quyền hành qua dấu chỉ biểu tượng là chiếc chìa khóa.

Matthew 16:13-20

Tin Mừng thuật lại việc Đức Giê-su tấn phong thánh Phê-rô làm lãnh đạo Giáo Hội của Ngài cũng qua dấu chỉ biểu tượng là chiếc chìa khóa.

Romans 11:33-36

Bài đọc II trích bài thánh thi ca ngợi đức khôn ngoan khôn dò của Thiên Chúa để kết thúc phần đạo lý của thư gởi tín hữu Rô-ma.


BÀI ĐỌC I (Isaiah 22:19-23)

Bài đọc I nầy tạo nên một sự đối chiếu tuyệt vời với Tin Mừng hôm nay. Ngôn sứ I-sai-a gợi lên chính Thiên Chúa đích thân chọn một tổng quản hoàng cung của vương quốc Giu-đa và trao ban cho quan đại thần nầy địa vị và quyền lãnh đạo qua dấu chỉ biểu tượng là chiếc chìa khóa. Thánh Mát-thêu tường thuật việc Đức Giê-su chọn thánh Phê-rô làm vị lãnh đạo tương lai của Giáo Hội Ngài, cũng qua dấu chỉ biểu tượng là chiếc chìa khóa.

Biến cố mà ngôn sứ I-sai-a tường thuật chắc chắn được định vị trước cuối thế kỷ VII trước Công Nguyên, nghĩa là trước khi những cuộc tấn công cuối cùng của quân đội Át-sua tàn phá vương quốc Giu-đa.

Chính vào thời điểm đó Thiên Chúa truất quyền ông Sép-na, “tổng quản hoàng cung” mà trao cho ông Ê-li-a-kim, mà Ngài gọi là “tôi tớ Ta”. Vị tân tổng quản hoàng cung này có lẽ xuất thân từ gia đình dân giả vì cha ông không được nêu tên trong bản văn.

Câu chuyện nầy có hai nét đặc trưng:

– Mô tả lễ tấn phong quan đại thần.

– Hậu cảnh Mê-si-a.

1. Mô tả lễ tấn phong:

“Áo thụng của ngươi, Ta sẽ lấy mặc cho y; cân đai của ngươi, Ta sẽ đem thắt cho y; quyền bính của ngươi, Ta sẽ trao vào tay y”. Xem ra vị quyền cao chức trọng nầy mặc một phẩm phục đặc biệt nói lên địa vị của ông, thắt bằng cân đai xác định chức vụ của ông.

“Đối với dân cư Giê-ru-sa-lem và nhà Giu-đa, y sẽ là một người cha”. Chung chung, tước hiệu “cha” dành riêng cho vua, “vị cha của dân tộc”. Chắc chắn, ở đây, muốn đối lập người được tiến cử với vị tiền nhiệm, kẻ kêu căng tự phụ chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình.

“Ta sẽ đặt chìa khóa nhà Đa-vít trên vai y”. Cử chỉ nầy tương tự với việc đặt vương trượng vào tay của vị quân vương vào ngày đăng quang của mình. Chiếc chìa khóa đặt trên vai là dấu chỉ ban quyền hành cho vị quan đại thần này. Với tư cách là tổng quản hoàng cung, ông có quyền ấn định giờ mở và đóng cửa hoàng cung. Kinh Thánh thường dùng một phần để diễn tả cái toàn thể như cửa nhà, cửa thành để nói đến toàn thể gia đình, toàn thể dân thành, còn ở đây “cửa hoàng cung” để nói đến toàn thể những thành viên hoàng cung. Vì thế khi trao ban chìa khóa là trao ban quyền cai quản toàn thể hoàng cung, tức cơ nghiệp nhà Đa-vít, vương quốc Giu-đa. Chính ở đây mà bản văn mặc lấy chiều kích Mê-si-a. 

2. Hậu cảnh thiên sai:

Phần cuối của bài thơ mặc lấy một chiều kích khác, chiều kích Mê-si-a: “Ta sẽ đặt chìa khóa nhà Đa-vít trên vai y: y mở ra thì không ai đóng được, y đóng lại thì không ai mở được. Ta sẽ làm cho y vững chắc như đinh đóng cột, và y sẽ làm cho gia tộc của mình được rạng rỡ vinh quang”. Những ngôn từ nầy có thể được hiểu nếu như nhân vật được tấn phong là một vị hoàng thân. Phải chăng nhân vật này thật sự là “hậu duệ của vua Đa-vít”? Sách Khải Huyền đã giải thích lời sấm này trong chiều kích Mê-si-a, khi áp dụng bản văn này vào Đức Kitô: “Đây là lời của Đấng Thánh, Đấng Chân Thật, Đấng giữ chìa khóa vua Đa-vít. Người mở ra thì không ai đóng lại được, Người đóng lại thì không ai mở ra được” (Kh 3: 7). Các Giáo Phụ cũng đã giải thích lời sấm này  trong chiều kích Mê-si-a theo cùng cách thức của sách Khải Huyền.

BÀI ĐỌC II (Romans 11:33-36)

Bài thánh thi nầy tôn vinh sự khôn ngoan khôn dò của Thiên Chúa để kết thúc phần trình bày đạo l‎ý của thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Rô-ma.

1. Ơn Cứu Độ của dân Do thái:

Sau khi đã bàn về ơn cứu độ của lương dân, thánh Phao-lô gợi ra ơn cứu độ của dân Do thái. Những nhận định nầy đem lại cho thánh nhân một sự thanh thản bình an: việc dân Ít-ra-en bất phục tùng lại phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa, kế hoạch dành chỗ cho dân ngoại. Đến phiên mình, dân ngoại sẽ mở ra những con đường đầy lòng xót thương cho dân Do thái.

2. Niềm cảm tạ tri ân:

Từ đó, làm thế nào không hân hoan ca ngợi niềm hy vọng lớn lao này được chứ? Chính căn cứ trên toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa, vị sứ đồ diễn tả lòng cảm mến tri ân của mình.

Bản văn của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị âm vang trong tâm trí của thánh nhân: “Ai biết được tâm tư của Chúa, hay có ai làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau?” (Isaiah 40:13).

Thánh vịnh gia cũng đã ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa: “Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm, quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!. Lạy Chúa, con thấy tư tưởng Ngài khó hiểu biết bao, tính chung lại, ôi nhiều vô kể.” (Tv 139: 6, 17).

3. Vinh tụng ca:

Thánh Phao-lô hoàn tất lời ngợi ca nầy với một cung giọng mang sắc thái phụng vụ: “Xin tôn vinh Chúa mãi muôn đời. A-men”. Vinh tụng ca nầy với những ngôn từ đặc thù chắc chắn là tự phát, như nhiều vinh tụng ca khác điểm xu‎yến các thư của thánh nhân. Có thể kinh nguyện nào đó của Giáo Hội tiên khởi đã gợi hứng cho thánh nhân viết vinh tụng ca này.

TIN MỪNG (Matthew 16:13-20)

Vì các Biệt Phái và kinh sư luân phiên quấy nhiễu, vua Hê-rô-đê ngờ vực, và đám đông dân chúng không hiểu, Đức Giê-su tìm những nơi yên tỉnh để được sống riêng tư thân thiết với các môn đệ Ngài và chú tâm huấn luyện các ông. Vì thế nhiều lần Ngài vượt biên giới Ga-li-lê và ẩn mình một thời gian ở xứ Phê-ni-xi, trong miền Tia và Xi-đôn, miền đất dân ngoại. Bấy giờ Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, một trong những địa hạt phía Bắc Pha-lệ-tinh không thuộc quyền của vua Hê-rô-đê An-ti-pát, nhưng của tiểu vương Phi-líp, một nhà cai trị khôn ngoan và biết sử dụng quyền hành một cách chừng mực. Chính tiểu vương Phi-líp đã cho xây cất thành phố này mà ông đặt tên Xê-da-rê để kính nhớ hoàng đế Au-gút-tô. Đừng nhầm lẫn thành phố nhỏ “Xê-da-rê Phi-líp-phê” này với thành phố lớn Xê-da-rê duyên hải.

Trong lãnh địa nầy, Đức Giê-su có thể bình yên đi lại. Ngài đồng hành với các môn đệ. Chính trong khung cảnh tươi vui và thanh bình nầy, Ngài bắt chuyện với các ông.

Thánh Mát-thêu nói với chúng ta Đức Giê-su vừa đi vừa chuyện trò thân mật với các ông, trong khi thánh Lu-ca lại đặt câu chuyện nầy vào một bối cảnh khác: “Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người” (Lc 9: 18). Trong Tin Mừng của mình, thánh Lu-ca không bao giờ quên kể ra việc Đức Giê-su cầu nguyện trước khi đưa ra một quyết định có tầm mức quan trọng như trước khi Ngài tuyển chọn Nhóm Mười Hai (Lc 6: 12-16).

1- Thăm dò dư luận.

Trước khi đề cập chi tiết cuộc chuyện trò, cần thiết phải nhắc lại hai sự kiện vừa mới xảy ra trước đó.

Sự kiện thứ nhất được thánh Gioan tường thuật: sau bài diễn từ bánh hằng sống, nhiều môn đệ lìa bỏ Ngài vì họ cho rằng “Lời nầy chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6: 60). Lúc đó, Đức Giê-su buồn rầu quay về Nhóm Mười Hai và hỏi họ: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” (Ga 6: 67-69).

Sự kiện thứ hai, đặc biệt cho các môn đệ của Ngài và chỉ cho một mình họ mà thôi, đó là việc Ngài thực hiện hai phép lạ cùng một lúc: đi trên mặt biển và dẹp yên bảo tố. Thánh Phê-rô là người đầu tiên nhận ra Đức Giê-su và hấp tấp lao mình xuống mặt biển dậy sóng để gặp Ngài. Sau cùng tất cả đều bái lạy Ngài và tuyên xưng: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa” (Mt 16: 33).

Niềm tin mà các ông đã tuyên xưng trong những giây phút đầy cảm kích còn động lại những gì trong lòng các môn đệ Ngài? Các môn đệ hiểu gì khi họ tuyên xưng Ngài là “Con Thiên Chúa”? Đức Giê-su sắp dò xét tâm tư tình cảm của họ. Nhưng trước hết, Ngài thăm dò tình cảm của đám đông dân chúng đối với Ngài, ngỏ hầu giúp các môn đệ hiểu biết hơn đức tin của họ phải thoát khỏi thế kềm kẹp của dư luận sai lầm như thế nào.

Kẻ thì nói Ngài là ông Gioan Tẩy Giả. Ý tưởng này thật lạ thường, nhưng nhắc nhớ việc tiểu vương Hê-rô-đê nghi ngờ Đức Giê-su là ông Gio-an Tẩy Giả đã từ cõi chết sống lại (Matthew 14:1-2). Kẻ khác thì bảo Ngài là ông Ê-li-a, bởi vì theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải trở lại để chuẩn bị cuộc giáng lâm của Đấng Mê-si-a. Lòng tin nầy dựa trên Malachi 4:5: “Đây Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Ta đến, ngày vĩ đại và kinh hoàng”. Có người lại cho Ngài là ông Giê-rê-mi-a. Chỉ một mình thánh Mát-thêu trong ba thánh ký Nhất Lãm nêu ngôn sứ Giê-rê-mi-a trong câu chuyện nầy (so sánh: Matthew 16:14; Mc 8: 28: Lc 9: 19). 2Mcb 15: 13-16 chứng thực rằng ngôn sứ Giê-rê-mi-a được xem như người che chở dân Chúa chọn và là người cầu bầu có thế giá như ông Mô-sê xưa (Xh 32: 11).

2. Lời tuyên tín của thánh Phê-rô.

Chúa Giê-su nêu lên câu hỏi cho tất cả các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Thánh Phê-rô đại diện các ông trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. “Đấng Ki-tô” là từ phiên âm từ từ Hy-lạp: “Christos” được dịch sát từ nguyên ngữ Híp-ri: “Mesiah” có nghĩa “Đấng Được Xức Dầu”. Trong cụm từ “Con Thiên Chúa hằng sống”, diễn ngữ “Thiên Chúa hằng sống” là cách nói tiêu biểu Cựu Ước. Cách nói nầy nhắc nhở rằng Đức Chúa là Thiên Chúa hằng sống đối nghịch với các ngẫu tượng của dân ngoại, chúng chỉ là những sản phẩm do bàn tay của các nghệ nhân làm ra. Như vậy, qua lời tuyên xưng nầy, thánh Phê-rô nhận ra ở nơi Thầy mình vừa “tước vị Mê-si-a” vừa “tử hệ thần linh”, nghĩa là Đức Giê-su không đơn giản chỉ là một con người được Thiên Chúa sai đi, nhưng là Đấng Mê-si-a có nguồn gốc thần linh.

Đức Giê-su tán dương lời tuyên xưng nầy như ơn linh ứng siêu nhiên mà thánh Phê-rô nhận được: “Chẳng phải xác thịt hay máu huyết mặc khải cho anh, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời”. “Xác thịt hay máu huyết” đây là cách nói thông thường trong văn chương kinh sư để diễn tả bản chất phàm nhân trong thân phận yếu đuối mõng dòn. Như vậy, việc thánh Phê-rô tuyên xưng “Đức Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” không phải do thánh nhân tự mình khám phá, cũng không phải do loài người chỉ dạy, nhưng do Thiên Chúa mặc khải.

Như vậy, chính Đức Giê-su xác nhận lời tuyên tín này khi công bố trước các môn đệ của Ngài mối liên hệ độc nhất vô nhị của Ngài với Thiên Chúa là Cha Ngài. Vài ngày sau đó, Ngài sẽ dẫn thánh Phê-rô cùng với hai môn đệ khác, tham dự vào biến cố Biến Hình của Ngài căn cứ trên mặc khải ở Xê-da-rê Phi-líp-phê này.

3. Lễ tấn phong quyền lãnh đạo của thánh Phê-rô:

Phần cuối của câu chuyện nầy được gọi là lễ tấn phong quyền lãnh đạo của thánh Phê-rô. Bản văn này chỉ được gặp thấy tại Tin Mừng Mát-thêu lại có một tầm quan trọng lớn lao đối với Giáo Hội. Khoa chú giải Công Giáo giải thích lễ tấn phong quyền lãnh đạo của thánh Phê-rô có hiệu lực không chỉ riêng đối với vị lãnh đạo của các Tông Đồ, nhưng còn đối với những người kế vị thánh nhân, trong khi anh em Tin Lành chấp nhận chỉ riêng đối với một mình thánh Phê-rô, chứ không đối với những người kế vị thánh nhân.

“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Đá, trên tảng đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Từ A-ram: “Képha” được dịch sang bản văn Hy lạp: “Petros”, nghĩa là “đá tảng”. Ấy vậy, từ A-ram “Képha” cũng như từ Hy-lạp “Petros” không bao giờ được dùng cho tên riêng, nhưng là một danh từ. Khi nâng danh từ “képha” lên đến tầm mức tên riêng của một người: “Anh là Képha (Petros: phiên âm: Phê-rô), trên tảng đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”, một cách nào đó, Đức Giê-su đổi tên thánh nhân từ Si-mon sang Phê-rô. Theo truyền thống Do thái, việc đổi tên của một người đồng nghĩa việc đổi mới căn tính của người ấy và trao ban một nhiệm vụ mới, như khi Thiên Chúa đổi tên vị tổ phụ từ Áp-ram sang Áp-ra-ham, là Thiên Chúa đổi mới con người của vị tổ phụ và trao phó cho ông một nhiệm vụ mới: trở thành cha của một dân tộc đông đúc như sao trên trời như cát dưới biển. Như vậy, qua việc đổi tên, thánh nhân trở thành một con người mới và được trao phó cho một vận mệnh mới: Phê-rô sẽ là nền tảng bất khả chuyển lay của Giáo Hội Ngài.

“Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. “Quyền lực tử thần” được dịch theo sát từ “cửa Âm Ty”, nghĩa là vương quốc của các vong nhân. Đức Giê-su chọn hình ảnh nầy để khẳng định tính chất vĩnh cửu của Giáo Hội. Chắc chắn ở nơi hình ảnh này có một sự ám chỉ đến một niềm tin rất phổ biến, theo đó nền đá trên đó Đền Thờ Giê-ru-sa-lem được xây dựng sẽ bịt kín lối vào cõi Âm Ty.

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”. Hình ảnh nầy chúng ta đã gặp thấy trong bản văn của I-sai-a (Bài Đọc I). “Trao chìa khóa” cho ai là trao ban cho người ấy địa vị và quyền hành. Trong bản văn của I-sai-a, trao ban chìa khóa cho vị tổng quản hoàng cung đồng nghĩa là trao ban cho ông quyền cai quản toàn thể hoàng cung, tức cơ nghiệp nhà Đa-vít, vương quốc Giu-đa. Cũng vậy, trao ban chìa khóa cho thánh Phê-rô đồng nghĩa trao ban cho thánh nhân quyền cai quản toàn thể Giáo Hội của Đức Kitô.

 “Dưới đất, anh ngăn cấm điều gì, trên trời cũng ngăn cấm như vậy; dưới đất, anh cho phép điều gì, trên trời cũng cho phép như vậy”. “Ngăn cấm”“cho phép” được dịch theo sát từ là “ràng buộc”“tháo cởi”. Trong Do thái giáo, các kinh sư thường sử dụng cặp từ đối lập này: “ràng buộc”“tháo cởi”, để áp dụng vào những phán quyết về vấn đề kỷ cương cũng như giáo thuyết, nghĩa là tuyên bố một giáo thuyết là đúng hay sai lạc, một kiểu thực hành luân lý là hợp pháp hay bất hợp pháp. Giáo Hội cũng sử dụng theo cùng cách thức như vậy, nhưng thêm vào đây một quy chiếu đặc thù hơn: tha thứ tội lỗi.

6. Ba bản văn Tin Mừng thiết lập quyền lãnh đạo của thánh Phê-rô:

Trong bốn sách Tin Mừng, chúng ta có đến ba bản văn thiết lập quyền lãnh đạo của thánh Phê-rô:

1- Bản văn Mát-thêu mà chúng ta vừa mới đọc: “Anh là Đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy…”

2- Lời mà Đức Giê-su nói với Phê-rô, vào buổi chiều Tiệc Ly, trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Ngài: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22: 32).

3- Sau biến cố Phục Sinh, Đức Giê-su tái khẳng định quyền lãnh đạo của Phê-rô trên Giáo Hội của Ngài trong một cuộc đối thoại thật cảm động mà chỉ mình thánh Gioan tường thuật (Ga 21: 15-17).

Giáo Hội như tòa nhà được xây trên đá tảng không hề lay chuyển trước những cuộc tấn công của sự ác. Trong Giáo Hội ấy, Phê-rô có vai trò củng cố đức tin của các tín hữu và thể hiện sự hiệp nhất giữa các thành phần trong cộng đoàn bằng tấm lòng mục tử nhân lành của Chúa Giê-su đối với đàn chiên của Ngài.

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Isaiah 22:19-23
View in: NAB
19And I will drive thee out From thy station, and depose thee from thy ministry.
20And it shall come to pass in that day, that I will call my servant Eliacim the son of Helcias,
21And I will clothe him with thy robe, and will strengthen him with thy girdle, and will give thy power into his hand: and he shall be as a father to the inhabitants of Jerusalem, and to the house of Juda.
22And I will lay the key of the house of David upon his shoulder: and he shall open, and none shall shut: and he shall shut, and none shall open.
23And I will fasten him as a peg in a sure place, and he shall be for a throne of glory to the house of his father.
Matthew 16:13-20
View in: NAB
13And Jesus came into the quarters of Cesarea Philippi: and he asked his disciples, saying: Whom do men say that the Son of man is?
14But they said: Some John the Baptist, and other some Elias, and others Jeremias, or one of the prophets.
15Jesus saith to them: But whom do you say that I am?
16Simon Peter answered and said: Thou art Christ, the Son of the living God.
17And Jesus answering, said to him: Blessed art thou, Simon Bar-Jona: because flesh and blood hath not revealed it to thee, but my Father who is in heaven.
18And I say to thee: That thou art Peter; and upon this rock I will build my church, and the gates of hell shall not prevail against it.
19And I will give to thee the keys of the kingdom of heaven. And whatsoever thou shalt bind upon earth, it shall be bound also in heaven: and whatsoever thou shalt loose upon earth, it shall be loosed also in heaven.
20Then he commanded his disciples, that they should tell no one that he was Jesus the Christ.
Romans 11:33-36
View in: NAB
33O the depth of the riches of the wisdom and of the knowledge of God! How incomprehensible are his judgments, and how unsearchable his ways!
34For who hath known the mind of the Lord? Or who hath been his counsellor?
35Or who hath first given to him, and recompense shall be made him?
36For of him, and by him, and in him, are all things: to him be glory for ever. Amen.
Isaiah 22:19-23
View in: NAB
19And I will drive thee out From thy station, and depose thee from thy ministry.
20And it shall come to pass in that day, that I will call my servant Eliacim the son of Helcias,
21And I will clothe him with thy robe, and will strengthen him with thy girdle, and will give thy power into his hand: and he shall be as a father to the inhabitants of Jerusalem, and to the house of Juda.
22And I will lay the key of the house of David upon his shoulder: and he shall open, and none shall shut: and he shall shut, and none shall open.
23And I will fasten him as a peg in a sure place, and he shall be for a throne of glory to the house of his father.
Romans 11:33-36
View in: NAB
33O the depth of the riches of the wisdom and of the knowledge of God! How incomprehensible are his judgments, and how unsearchable his ways!
34For who hath known the mind of the Lord? Or who hath been his counsellor?
35Or who hath first given to him, and recompense shall be made him?
36For of him, and by him, and in him, are all things: to him be glory for ever. Amen.
Isaiah 40:13
View in: NAB
13Who hath forwarded the spirit of the Lord? or who hath been his counsellor, and hath taught him?
Matthew 16:13-20
View in: NAB
13And Jesus came into the quarters of Cesarea Philippi: and he asked his disciples, saying: Whom do men say that the Son of man is?
14But they said: Some John the Baptist, and other some Elias, and others Jeremias, or one of the prophets.
15Jesus saith to them: But whom do you say that I am?
16Simon Peter answered and said: Thou art Christ, the Son of the living God.
17And Jesus answering, said to him: Blessed art thou, Simon Bar-Jona: because flesh and blood hath not revealed it to thee, but my Father who is in heaven.
18And I say to thee: That thou art Peter; and upon this rock I will build my church, and the gates of hell shall not prevail against it.
19And I will give to thee the keys of the kingdom of heaven. And whatsoever thou shalt bind upon earth, it shall be bound also in heaven: and whatsoever thou shalt loose upon earth, it shall be loosed also in heaven.
20Then he commanded his disciples, that they should tell no one that he was Jesus the Christ.
Matthew 14:1-2
View in: NAB
1At the time Herod the Tetrarch heard the fame of Jesus.
2And he said to his servants: This is John the Baptist: he is risen from the dead, and therefore mighty works shew forth themselves in him.
Malachi 4:5
View in: NAB
5Behold I will send you Elias the prophet, before the coming of the great and dreadful day of the Lord.
Matthew 16:14
View in: NAB
14But they said: Some John the Baptist, and other some Elias, and others Jeremias, or one of the prophets.