CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN – A
Cả ba bài đọc Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy tạo thành một tổng thể rất hài hòa: ca ngợi hành động của Thiên Chúa đối với những người khiêm hạ bé mọn.
Xp 2: 3; 3: 12-13
Ngôn sứ Xô-phô-ni-a tán dương những kẻ khiêm nhu, hèn mọn, những “người nghèo” của Đức Chúa: “Hỡi Ít-ra-en, Ta sẽ cho sống sót giữa lòng ngươi một dân nghèo hèn bé nhỏ, họ sẽ tìm nương ẩn nơi danh Chúa.”
1Cr 1: 26-31
Thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu Cô-rin-tô đức khiêm hạ và ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng dùng những kẻ yếu đuối hèn mọn để hạ nhục những kẻ kêu căng tự phụ cậy quyền cậy thế ngỏ hầu “ai tự hào hãy tự hào vì Chúa”.
Matthew 5:1-12
Tin Mừng Mát-thêu là Tin Mừng về các mối phúc: lời chúc phúc được gởi đến cho những kẻ nghèo hèn bé mọn nầy.
Ngôn sứ Xô-phô-ni-a tán dương những kẻ khiêm nhu, hèn mọn, những “người nghèo” của Đức Chúa: “Hỡi Ít-ra-en, Ta sẽ cho sống sót giữa lòng ngươi một dân nghèo hèn bé nhỏ, họ sẽ tìm nương ẩn nơi danh Chúa.”
1Cr 1: 26-31
Thánh Phao-lô nhắc nhở các tín hữu Cô-rin-tô đức khiêm hạ và ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng dùng những kẻ yếu đuối hèn mọn để hạ nhục những kẻ kêu căng tự phụ cậy quyền cậy thế ngỏ hầu “ai tự hào hãy tự hào vì Chúa”.
Matthew 5:1-12
Tin Mừng Mát-thêu là Tin Mừng về các mối phúc: lời chúc phúc được gởi đến cho những kẻ nghèo hèn bé mọn nầy.
Bài Đọc I (Xp 2: 3; 3: 12-13)
Ngôn sứ Xô-phô-ni-a sống vào thế kỷ thứ bảy trước Công Nguyên. Ông là vị ngôn sứ ít được biết đến nhất và ít được trích dẫn nhất trong số các ngôn sứ Cựu Ước. Ông chỉ một lần được trích dẫn trong Tân Ước (Matthew 13:41). Ông thi hành sứ vụ của mình trong suốt triều đại cải cách của vua Giô-si-gia-hu (640-609) sau triều đại của vị vua vô đạo, Mơ-na-se (687-642 BC); vì thế, ông kêu mời dân chúng: “Hãy sám hối! Hãy chiến đấu chống lại tội lỗi!”.
Tác phẩm của ông chỉ là một sưu tập nhỏ xoay quanh hai chủ đề nổi tiếng: “Ngày của Chúa” và “Người nghèo của Chúa”, được khai triển thành ba phần: phần thứ nhất minh họa “Ngày của Chúa”, ngày tăm tối và xử án đối dân Ít-ra-en (1: 1-2: 3); phần thứ hai chứa đựng những sấm ngôn hạch tội chư quốc (2: 4-15); và phần thứ ba bắt đầu với những lời hạch tội Giê-ru-sa-lem vì tội lỗi của nó và kết thúc với những lời hứa về một tương lai rực rỡ tươi sáng (3: 1-20).
Thành ngữ “Ngày của Chúa” thường được các ngôn sứ sử dụng để loan báo một sự can thiệp đầy quyền năng của Thiên Chúa để trừng phạt hoặc để cứu độ. Thành ngữ “Người nghèo của Chúa” đề cao những đức tính của những người khiêm hạ hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Vì thế, Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay có thể trích dẫn hai đoạn văn từ hai văn mạch khác nhau và đặt chúng nối tiếp nhau mà không sợ làm lệch ý hướng của chúng. Đoạn văn thứ nhất: “lời mời gọi sám hối” nhắm đến tương lai gần kề (2: 3) trong khi đoạn văn thứ hai:“lời hứa” (3: 12-13) hướng đến một tương lai xa.
1. Lời kêu gọi sám hối (2: 3).
Lời kêu gọi sám hối của vị ngôn sứ vang lên vào thời kỳ thành thánh Giê-ru-sa-lem còn nằm dưới triều đại của vua Mơ-na-se (687-642 BC), vị vua vô đạo nầy đã du nhập vào Ít-ra-en những cúng tế ngẫu tượng, những phong tục và tập quán ngoại lai. Thói kêu căng tự đắc của những kẻ quyền thế, sự vui chơi hưởng thụ của những kẻ giàu có, nạn bất công xã hội, bạo lực, gian trá, tội lỗi khắp nơi. Trong bối cảnh xã hội như thế, ngôn sứ loan báo “Ngày của Chúa”.
Đoạn văn nầy được trích từ phần thứ nhất của sách Xô-phô-ni-a chứa đựng một loạt những đe đọa như những lời cảnh báo khẩn thiết gởi đến Ít-ra-en, chư dân và Giê-ru-sa-lem. “Ngày của Chúa” sẽ là ngày xử án dưới hình thức cuộc xâm lăng đến từ Phương Đông. Vào lúc nầy, chắc chắn, vị ngôn sứ nghĩ đến đế quốc Át-sua hùng mạnh, nhưng cũng là đế quốc Ba-by-lon vào năm 598, đoạn năm 587. Ngôn từ mà vị ngôn sứ mô tả cơn thịnh nộ của Đức Chúa: “Ngày đó là ngày thịnh nộ, ngày khốn quẫn và gian truân, ngày hủy diệt và tàn phá, ngày tối tăm và mịt mù, ngày âm u và ảm đạm” (Xp 1: 15) đã gợi hứng cho tác giả thời trung cổ mô tả “Ngày Thịnh Nộ” (“Dies Irae.”).
Lời loan báo về “cơn thịnh nộ của Chúa” nhằm mời gọi dân chúng nhận ra hoàn cảnh sống hiện nay của mình mà ăn năn sám hối để được tha thứ và cứu thoát. Vì thế, ở đoạn văn nầy, một loạt lời tuyên sấm lên án vương quốc Giu-đa và hoàn tất ở nơi lời kêu gọi “hoán cải” như điều kiện để thoát khỏi họa diệt vong.
Ngôn sứ Xô-phô-ni-a đối lập những kẻ cậy dựa vào quyền thế và của cải của mình mà bỏ quên Thiên Chúa với những người nghèo khổ không tìm kiếm bất kỳ sự nương tựa nào ngoài Thiên Chúa. Ông đảo lộn bậc thang giá trị, đây là khúc dạo đầu cho thái độ của Đức Giê-su trong các mối Phúc Thật. Chính những người nghèo hèn khốn khổ này mà vị ngôn sứ kêu mời: “Hỡi tất cả những ai nghèo hèn trong xứ sở, những người thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa, anh em hãy tìm kiếm Người. Hãy tìm kiếm sự công chính, hãy tìm đức khiêm nhu, thì may ra anh em sẽ được che chở trong ngày Thiên Chúa trút cơn thịnh nộ”. Sự công chính không gì khác hơn là sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa (Lề Luật). Dung mạo của những người nghèo hèn bé nhỏ nầy mà ngôn sứ ca ngợi hiện diện khắp Cựu Ước và Tin Mừng.
2. Lời hứa (3: 12-13):
Sách Xô-phô-ni-a hoàn tất ở nơi lời hứa ban ơn cứu độ: sau thời trừng phạt đến một kỷ nguyên chan chứa niềm vui. Thậm chí những dân tộc thù địch của Ít-ra-en cũng sẽ hoán cải. Đối với dân Chúa chọn, họ sẽ được cắt tỉa: kẻ huênh hoang tự đắc sẽ bị loại bỏ, nhóm còn sót lại sẽ là thánh như lời loan báo của ngôn sứ I-sai-a (Isaiah 6:13).
Sấm ngôn lừng danh về “nhóm còn sót lại” càng nổi tiếng vì không quá năm mươi năm sau lời sấm được ứng nghiệm. Đế quốc Ba-by-lon hùng mạnh tàn phá Giê-ru-sa-lem và một phần dân cư bị dẫn đi giam cầm. “Nhóm còn sót lại” được hình thành nên từ những kẻ lưu đày, bị truất quyền sở hữu, và ê chề nhục nhã, nhưng niềm tin của họ sẽ được thanh luyện bởi thử thách.
Ngôn ngữ Xô-phô-ni-a nêu bật những phẩm chất luân lý cho “nhóm còn sót lại” nầy bằng cách khai triển xa hơn nữa: ông mở ra những triển vọng cánh chung: một dân nghèo hèn nhỏ bé sẽ “tìm nương ẩn nơi danh Chúa” và “không làm điều gian ác, sẽ không nói dối, miệng lưỡi sẽ không phỉnh gạt, họ sẽ được chăn dắt, nghỉ ngơi, mà không còn bị ai làm cho khiếp sợ”. Thị kiến hoan lạc nầy là nét đặc thù của ngôn sứ Xô-phô-ni-a. Vào thời của ông, dân Ít-ra-en không có bất kỳ khái niệm nào về thưởng phạt ở bên kia nấm mồ. Hình ảnh về cõi bên kia chỉ là bóng tối mịt mờ sầu thảm của cõi Âm ty. Vị ngôn sứ xem ra nhắm đến một số phận khác cho “nhóm cón sót lại được thanh luyện” nầy, những “người nghèo của Chúa” nầy, viễn cảnh mà Tin Mừng Mát-thêu loan báo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì họ sẽ được vào Nước Trời”.
BÀI ĐỌC II (1 Cr 1: 26-31).
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Cô-rin-tô. Thánh nhân tiếp tục khai triển chủ đề về sự khôn ngoan của Thiên Chúa được bày tỏ nơi Đức Giê-su bằng cách lấy lại chủ đề minh triết thường được khai triển trong Cựu Ước.
Trong một loạt phản đề gây ấn tượng, thánh nhân đối lập những đặc trưng của sự khôn ngoan Hy lạp với những đặc trưng của sự khôn ngoan Ki-tô giáo, từ đó, thánh nhân so sánh cách thức tuyển chọn của Thiên Chúa với cách thức tuyển chọn của người đời. Như vậy cả ba bài đọc của Chúa Nhật nầy hòa điệu với nhau đáng ngạc nhiên: ca ngợi hành động của Thiên Chúa đối với những người khiêm hạ bé mọn.
1. “Anh em thử nghĩ lại xem”:
Vị sứ đồ tiếp tục trách cứ các Kitô hữu Cô-rin-tô, vì họ chia bè chia cánh theo những nhà rao giảng đến với họ. Ở phần thứ hai của lập luận, thánh nhân đề cập đến căn nguyên của việc chia rẽ nầy: đồng hóa sứ điệp Ki-tô giáo với sự khôn ngoan thế gian. Ấy vậy, sự khôn ngoan Thiên Chúa đối nghịch với sự khôn ngoan thế gian: dưới con mắt khôn ngoan của Thiên Chúa, sự tự cao tự đại chỉ là hư không.
Thánh Phao-lô, bằng giọng điệu pha chút châm biếm, kêu gọi các tín hữu Cô-rin-tô hãy khiêm hạ khi nhắc nhở nguồn gốc thấp hèn bé mọn của họ: “Anh em hãy thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái”.
Ở Hy lạp những người được trọng vọng nhất, trước tiên là những hiền nhân, triết gia, và nhà hùng biện. Dân Hy lạp tôn sùng những lời hay ý đẹp. Như những dân tộc khác vào thời đại nầy, họ cũng tôn kính những người quyền cao chức trọng. Ấy vậy, phải chăng ở giữa những người đáng kính trọng nầy mà Thiên Chúa đã tuyển chọn và kêu gọi làm con cái của Ngài trong Đức Kitô ? Do đó, chính không phải địa vị xã hội, cũng không giá trị học thức của các tín hữu Cô-rin-tô mà Thiên Chúa kêu gọi họ. Hoàn toàn ngược lại.
Lời cầu nguyện của Đức Giê-su xem ra rất gần với lời dạy của thánh Phao-lô ở đây: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy (những mầu nhiệm Nước Trời), nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Lc 10: 21). Vào thời Đức Giê-su, giai cấp lãnh đạo dân Do thái đã không đón nhận ánh sáng; cũng một hoàn cảnh như vậy ở Cô-rin-tô, những người khôn ngoan thông thái lại không tiếp nhận Tin Mừng, Nhưng sự từ chối nầy đã không làm cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa thất bại. Đúng hơn điều nầy cho thấy phương cách chọn lựa của Thiên Chúa đối lập với cách thức chọn lựa thường tình của thế gian.
Phải nhấn mạnh rằng ở đoạn văn nầy cũng như trong những bản văn khác của thánh Phao-lô và trong Tin Mừng, việc tuyển chọn là một ân ban nhưng không, vì thế không do từ phía con người, nhưng đến từ sáng kiến của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa chọn những người bé mọn, đó không phải vì ý định của Ngài bị thất bại, nhưng vì Ngài đã chọn những gì là yếu kém, điên dại, bị khinh bỉ…chính là để đối đầu với những gì mà thế gian cho là hùng mạnh, là khôn ngoan, là được đề cao trọng vọng.
2. Thiên Chúa ưu ái những người khiêm hạ:
Thánh Phao-lô đưa cộng đoàn Kitô hữu non trẻ nầy trở về quan điểm chính xác hơn của Tin Mừng: Thiên Chúa hành động trong thế giới, qua những người bé mọn và bị khinh bỉ. Mẫu gương của Đức Kitô ẩn hiện phía sau, tuy nhiên thánh nhân đã không nêu đích danh Ngài. Thánh nhân sẽ chứng minh phương pháp của Thiên Chúa, trước tiên qua chính những tín hữu Cô-rin-tô hèn mọn, không đáng kể này. Tiếp đó, qua mẫu gương của chính thánh nhân (đoạn văn của Chúa Nhật tới).
Như vậy, chính vì sự thấp hèn bé mọn của họ mà Thiên Chúa đã ưu ái họ. Thánh nhân bày tỏ cho những phu khuân vác nầy, những dân nô lệ nầy, những kẻ thấp hèn nầy, phẩm chất đáng ngạc nhiên mà tước hiệu Kitô hữu ban cho họ: “Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô” trong khi dưới con mắt thế gian anh em chẳng là gì cả
3. Sự khôn ngoan là một Đấng, một ngôi vị:
“Đức Kitô, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa”. Ở đây cách diễn tả cũng mang một ý nghĩa mạnh: đối với người Kitô hữu sự khôn ngoan không là sự suy luận trừu tượng, nhưng một ngôi vị, Đức Kitô, Đấng đã thực hiện ở nơi bản thân mình ý định khôn ngoan của Thiên Chúa, nghĩa là, ơn cứu độ cho muôn người.
Thánh Phao-lô kết thúc: “Ai tự hào thì hãy tự hào vì Chúa”. Lời kết này được gợi hứng từ bản văn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Kẻ khôn ngoan, đừng tự hào mình khôn ngoan; kẻ hùng mạnh đừng tự hào mình hùng mạnh; kẻ giàu có đừng tự hào mình giàu có. Ai tự hào thì hãy tự hào về điều nầy, là hiểu biết Ta, vì Ta là Đức Chúa, Đấng thực thi nhân nghĩa, công bình và chính trực trên mặt đất. Phải, Ta ưa thích những điều nầy” (Gr 9 : 22-23).
TIN MỪNG (Matthew 5:1-12).
Tin Mừng hôm nay được trích từ bài diễn từ đầu tiên trong loạt năm bài diễn từ hình thành nên cấu trúc của Tin Mừng Mát-thêu. Bài diễn từ đầu tiên nầy bao gồm các chương 5 đến 7 và được gọi là “Bài Giảng Trên Núi”, vì ngay từ đầu, diễn từ nầy được định vị trong bối cảnh: “trên núi” (5: 1-2).
Phần thứ nhất của bài diễn từ trên núi (5: 3-16) được bắt đầu với các Mối Phúc (5: 3-12) và được trình bày như sự thành tựu của Lề Luật. Các mối phúc nầy được kèm theo hai lời khuyến dụ mời gọi các tín hữu hãy trở nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (5: 13-16). Tin Mừng của Chúa nhật nầy chỉ trích dẫn các mối phúc (5: 3-12).
1. Chiều kích hoàn vũ (5: 1-2)
Trong khi Lu-ca đặt bối cảnh của bài diễn từ các mối phúc thật “trên đồng bằng” (Lc 6: 17), Mát-thêu đặt bối cảnh “trên núi” (5: 1-2). Núi là nơi thuận lợi cho những mặc khải thần linh. Chính trên núi, núi Si-nai, mà Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân qua Mô-sê (x. Xh 24: 1-2, 9). Chính cũng trên núi, núi Ga-li-lê, mà Chúa Giê-su ban “các Mối Phúc” trực tiếp bằng uy quyền của chính Ngài. Nhưng đó không là Lề luật, càng không phải là những huấn lệnh: Ngài đưa ra những cách sống mở lối vào Nước Trời, vì chúng cho phép họ cư xử như con cái đích thật của Thiên Chúa.
Thính giả của Đức Giê-su bao gồm “đám đông” (5: 1), họ sẽ tái xuất hiện ở cuối bài diễn từ (Matthew 7:28) để tạo thành thể đóng khung cho toàn bộ bài diễn từ; và “các môn đệ của Ngài,” thành ngữ mà Mát-thêu dùng ở đây lần đầu tiên trong Tin Mừng của mình. Vì thế, sứ điệp được gởi đến cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn cho các môn đệ: “Thấy dân chúng từ khắp nơi kéo về đông đảo, Đức Giê-su lên một ngọn núi. Khi Người ngối xuống, thì các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ”. Quả thật, con đường thì hẹp; tuy nhiên nó mở rộng cho tất cả mọi người, cho đám đông thân cận và cho đám đông mênh mông, vô danh, tản mác trong thời gian và không gian, đám đông của những ai, dù không biết Ngài, thuộc về Nước Trời, nếu đức hạnh của họ phù hợp với sứ điệp nầy, phù hợp với khoản Giao Ước mới của Thiên Chúa với nhân loại. Trong những mối Phúc, Đức Giê-su đã mở rộng “Kitô giáo.”
2. “Phúc thay ai…” :
Diễn từ trên núi bắt đầu với việc công bố các mối phúc. Thánh Mát-thêu định vị bài diễn từ nầy vào giai đoạn Chúa Giê-su khai mạc sứ vụ của Ngài ở Ga-li-lê, như một “loại diễn từ hoạch định một chương trình hành động” còn được gọi là “Hiến Chương Nước Trời.”
Những “ lời chúc phúc” thuộc về thể loại văn chương Cựu Ước và khá thịnh hành trong văn chương Do thái gần thời Chúa Giê-su. Ví dụ như Trong sách le Secret d’Hénoch (thế kỷ thứ hai A. D.) xin đan cử một trích dẫn trong sách le Secret d’Henoch (thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên:
“Phúc thay người mở môi miệng để ca tụng Thiên Chúa…
Khốn thay người mở môi miệng để vu khống và khinh bỉ người thân cận của mình.”
“Phúc thay cho ai trồng hòa bình và tình yêu.
Khốn thay ai gây phiền hà cho những ai yêu mến người lân cận của họ…”.
Chung chung, đối lập với những lời chúc phúc là những lời chúc dữ, theo sự cân đối rất sê-mít như nguồn gợi hứng cho cách trình bày song đối nghịch: “Phúc thay” và “Khốn thay” của thánh Lu-ca (Lc 6: 20-23).
Vì thế, Hiến chương về sự thánh thiện nầy không hoàn toàn mới mẽ; nó đã được chuẩn bị lâu dài bởi giáo huấn của các ngôn sứ và các bậc hiền nhân của Cựu Ước. Những người nghèo, khiêm hạ, công chính, những người có tấm lòng thanh sạch, … được thánh vịnh gia tán dương. Đức Giê-su minh nhiên quy chiếu đến những bản văn Cựu Ước nầy. Nhưng những đức hạnh hoàn thiện được phác họa ở đây xem ra có thể được thực hiện chỉ trong thời đại thiên sai. Chính xác, Đức Giê-su kiện toàn chúng ở nơi con người của Ngài. Khi công bố những mối phúc nầy, Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta rằng hạnh phúc đích thật ở trong tầm tay của chúng ta: ở nơi Ngài, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả những gì có thể làm cho chúng ta mãn nguyện.
3- “Phúc thay ai có tấm lòng nghèo khó…” :
Thánh Lu-ca nói một cách giản dị: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khổ.” (Lc 6: 20). Thánh Mát-thêu mở rộng những viễn cảnh cho tất cả những ai có tấm lòng nghèo khó, theo đúng chiều hướng nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Kitô muốn. Sự nghèo khó không được ca ngợi ở nơi chính nó, bởi vì sự nghèo khổ có thể do sự biếng nhác, ăn không ngồi rồi, nhưng ở nơi sự giải thoát khỏi mọi gắn bó với của cải trần thế và mở lòng ra trước sự giàu có tinh thần. “Những người nghèo trong tinh thần là những người ý thức tròn đầy và đau đớn về sự nghèo khó tinh thần của mình, về sự bất toàn của tâm hồn mình, về sự ít ỏi điều thiện ở nơi chúng ta, về sự nghèo nàn luân lý ở nơi cuộc sống. Chỉ những người nghèo khổ biết mình nghèo khổ mới đau đớn về sự nghèo khổ của mình và nổ lực thoát ra khỏi hoàn cảnh nầy. Và họ khác biệt biết bao những kẻ giàu có giả tạo, những người hoàn toàn tự mãn, tự cho mình rất mực hoàn thiện, mẫu mực cho tất cả, đẹp lòng Thiên Chúa và mọi người, người ấy thiếu ước muốn và nhiệt tâm leo lên đỉnh non cao mà họ tin là mình đạt được, và sẽ chẳng bao giờ giàu có vì đã không nhận biết sự khốn cùng tột cùng của mình.”[1].
Cuối cùng, khía cạnh thiên sai của mối phúc nầy thật hiển nhiên: Đức Giê-su sinh ra trong cảnh nghèo hèn và chết trong sự trần trụi để là quà tặng của Thiên Chúa được trao ban trọn vẹn cho con người. Đối với những ai lắng nghe Ngài và từ bỏ mọi sự mà theo Ngài, Ngài sẽ sai họ ra đi trên mọi nẽo đường thế giới, không tiền bạc không bao bị, hoàn toàn trơ trụi, nhưng giàu có tận mức sứ điệp tinh thần cần được công bố.
4- “Phúc thay ai hiền lành…”:
Mối phúc nầy được gợi hứng từ Thánh vịnh 37, Thánh vịnh gợi ra số phận khác nhau của những người công chính và quân gian ác: “Ít lâu nữa ác nhân sẽ chẳng còn, đến chỗ xưa cũng không tìm thấy hắn. Còn kẻ nghèo hèn được đất hứa làm gia nghiệp và vui hưởng cảnh an lạc chan hòa” (Tv 37: 10-11).
“Đất Hứa” là đất Ca-na-an. Chủ đề nầy vang vọng lên đến lời Thiên Chúa hứa với tổ phụ Áp-ra-ham (St 15: 7; 28: 4), được phát triển phong phú trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 1: 8, 39; 4: 1, 5, 14…), nhưng mang lấy sắc thái cánh chung trong sách I-sai-a (Isaiah 57:13; 65:9), và sẽ vang dội trong sách Khải Huyền ở đó cốt là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời (Kh 21: 2). Trong Tin Mừng Mát-thêu, “Đất Hứa” không còn là đất Ca-na-an nữa, nhưng mang một ý nghĩa biểu tượng và thiên sai như trong các mối phúc khác. Chủ đề “thừa hưởng” thường trở lại trong Tân Ước: chung chung, người ta thích “thừa hưởng Nước Trời” (Matthew 25:34; 1Cr 6: 9-10…) “thừa hưởng cuộc sống đời đời” (Matthew 19:29; Mc 10: 27; Lc 10: 25…) hơn cách nói: “thừa hưởng đất làm gia nghiệp.”
Đức tính hiền lành được gợi lên là một sự hiền lành không nhu nhược: đó cũng là sự hiền lành của Đức Kitô, mà thánh Mát-thêu nhấn mạnh nhiều lần: “Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Matthew 11:29). Và trong chương 12 của mình, Mát-thêu nhắc lại cung cách hiền lành của “Người Tôi Tớ”, dung mạo được hiện thực nơi Đức Giê-su.
5- “Phúc thay ai sầu khổ…”:
Trong Tin Mừng Mát-thêu, mạch văn chung của các mối phúc có khuynh hướng thấy trong sự sầu khổ sắc thái tinh thần. Xem ra thật khó xác định đối tượng của nỗi sầu muộn khóc than nầy.
Đây là mối phúc mâu thuẫn nhất trong các mối phúc, nhưng có thể cũng mang chiều kích thiên sai nhất. Trải qua tất cả những thử thách của mình, Ít-ra-en đã luôn luôn trông chờ được Thiên Chúa ủi an. Trong truyền thống Do thái, Đấng Thiên Sai phải đến được gọi là “niềm an ủi của Ít-ra-en”, trong Tin Mừng, cụ già Si-mê-on cũng mong chờ “niềm an ủi của Ít-ra-en.”
Không thể chối cải, Đức Giê-su là Đấng an ủi những người nghèo khó, đau khổ, bệnh hoạn: Ngài chữa lành, nâng dậy, phục sinh họ: “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Matthew 11:28). Cuối cùng, Ngài dâng hiến cho những ai sầu khổ một niềm ủi an tuyệt mức khi chính Ngài dự phần vào những cơn hấp hối khủng khiếp của cái chết.
Ngài không đề nghị hủy bỏ sự đau khổ, nhưng rút ra từ đó một giá trị vượt qua nó, nâng cao nó và có thể biến nó thành nguồn mạch của niềm vui. Niềm vui hiện tại – khó đạt được – được bổ túc bởi viễn cảnh của niềm an ủi tương lai, trong Nước Trời: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.” (Kh 21: 3).
Tuy nhiên, không nên ngộ nhận viễn cảnh của Mát-thêu: tác giả Tin Mừng nầy rất quan tâm đến chiều kích tinh thần của các Mối Phúc. Thánh ký chắc chắn chủ yếu nhắm đến nỗi sầu muộn của các tín hữu đối diện với thực tại trong đó sự ác chiến thắng trên những ý định của Thiên Chúa. Trên hết, Đức Giê-su hoàn lại niềm hy vọng cho những người công chính và đảm bảo cho họ sự chiến thắng tối hậu trên sự ác và sự chết.
6- “Phúc thay ai đói khát sự công chính…”:
Thánh Lu-ca viết: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.” (Lc 6: 21), nghĩa là, sẽ xảy ra một sự đảo lộn của những hoàn cảnh trong Vương Quốc Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu, như trước đây, tinh thần hóa mối phúc nầy: “Phúc cho ai đói khát sự công chính.”
Chữ “công chính” mà Đức Giê-su công bố, chất nặng lịch sử Kinh Thánh nên không thể được hiểu trọn vẹn theo nét nghĩa thông thường hiện nay của sự công bình trần thế. Chắc chắn sự công bình trần thế hàm chứa ở đây, nhưng rất gián tiếp. Người công chính trong Cựu Ước và trong Tin Mừng (cụ già Si-mê-on, thánh Giu-se, vân vân) là một con người mà cách hành xử của họ luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa; đó là một con người đạo hạnh nhắm đến một lý tưởng hoàn thiện. Đức “công chính” chính là lý tưởng nầy. Vì thế, chữ “thánh thiện” là từ thích hợp nhất. Đức Giê-su định vị sự công chính nầy như sự tiếp nối và vượt qua sự công chính của Lề Luật: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Matthew 5:20).
Bởi vì sự thánh thiện của những “người công chính” đích thật nầy, theo hình ảnh của sự công chính của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu việt, nó vốn nội tại trong cõi thâm sâu của đời sống. Những ai hết lòng hết dạ khao khát nhân đức nầy, sẽ được mãn nguyện– trên bình diện tinh thần.
“Vì thế, những người đói và khát sự công chính là những Kitô hữu nhiệt tâm khao khát sống theo thánh ý Thiên Chúa được Đức Giê-su công bố. Sự công chính mà họ muốn là một sự công chính luân lý, được thực hiện bởi toàn bộ những công việc Kitô giáo. Sự công chính luân lý nầy, chính là lý tưởng của sự hoàn thiện Kitô giáo, được quan niệm như vượt qua và đào sâu lý tưởng luân lý được Lề luật đề nghị cho người Do thái. Hạnh phúc Nước Trời hứa ban cho những ai hết lòng ước mong thể hiện sự hoàn thiện nầy trong đời sống của mình”. (N. Guillemette, S. Matthew, tr. 83).
7- “Phúc thay ai xót thương người…”:
Trong Cựu Ước, lòng xót thương thường được liên kết với sự công chính (theo nghĩa pháp lý). Quả thật, lòng xót thương là nhân đức cho phép tình yêu và sự công chính gặp gỡ nhau; nó là một khía cạnh của tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa đặc biệt đối với tội nhân. Ít-ra-en đã thụ hưởng tấm lòng nhân hậu nầy nhiều lần trong suốt lịch sử của mình và đã ca ngợi Đức Chúa là “Thiên Chúa giàu lòng xót thương” (x. Gioan-Phaolô II, Dives in misericordia, tr. 18-25).
Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su khai triển mối phúc nầy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6: 36-38).
8- “Phúc thay ai có tấm lòng thanh sạch…”:
Cách diễn tả: “tấm lòng thanh sạch” là thành ngữ Kinh Thánh: sự thanh sạch luân lý đối lập với sự thanh sạch nghi thức, hoàn toàn bên ngoài, không thể mang lại sự thanh sạch bên trong.
Các Thánh vịnh ca ngợi “kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24); “Thiên Chúa nhân hậu biết là dường nào …với những kẻ có lòng trong sạch!” (Tv 73). Trong lời cầu nguyện của mình, tín hữu kêu cầu Thiên Chúa cứu giúp “tạo cho con một tấm lòng trong trắng.” (Tv 51)
“Tấm lòng” theo tiếng Híp-ri chỉ những chiều sâu thẳm của con người. Chúa Giê-su lấy lại cách diễn tả nầy vì nó nêu rõ nét đặc trưng của chiều kích nội tâm hóa luật luân lý. Sau nầy, Ngài quở trách những người Pha-ri-sêu chỉ “rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những gian ác” (Matthew 9:6; 23:25)
9- “Hạnh phúc thay những người kiến tạo hòa bình…”:
Mối phúc nầy mang một chiều kích rất thiên sai. “Vị vua công chính” tương lai đã được loan báo là “Hoàng Tử Bình An” (Isaiah 9:6.). Thật vậy, Hòa Bình và công lý xã hội được gắn bó mật thiết với nhau trong Cựu Ước. Mối phúc nầy đích thật cấu tạo nên một lời mời gọi gởi đến con người để mời gọi họ hãy làm cho công lý ngự trị giữa họ.
Theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải tái xuất hiện để chuẩn bị việc Đấng Thiên Sai ngự đến qua sứ mạng hòa giải: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi…Nó sẽ đưa tấm lòng cha ông trở lại với con cháu, và đưa tấm lòng con cháu trở lại với cha ông.” (Ml 3: 23-24).
Ngay trước thời Đức Kitô, các kinh sư đã đề ra những cử chỉ hòa bình trong gia đình, giữa bà con láng giềng…Đức Giê-su đòi hỏi phải hòa giải ngay cả trước khi dâng hy lễ lên Thiên Chúa: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Matthew 5:24).
Chúa Giê-su đã để lại cho các tông đồ của Ngài “Bình An của Ngài”, vả lại, bình an nầy được định vị trong dòng chảy nối tiếp của tình yêu. Theo bước chân của Ngài, những người thợ kiến tạo hòa bình sẽ được gọi “con Thiên Chúa” như Ngài.
10- “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính…”
“Phúc thay anh em…”
Mối phúc thứ nhất và thứ tám loan báo cho chúng ta rằng Nước Trời hiện diện rồi: “Vì Nước Trời là của họ” (5: 3 và 10), trong khi sáu mối phúc khác, nằm ở giữa thể loại đóng khung nầy, vẫn còn là lời hứa, trong tương lai: “Vì họ sẽ được…” Sự căng thẳng giữa hiện thực và lời hứa, giữa hiện tại và tương lai nầy xuất hiện ngay từ đầu, ở lòng sự thành tựu, bày tỏ tính chất vừa tuyệt đối vừa lịch sử của Vương Quốc nầy đang được trương rộng ra trên trần thế ở nơi con người của Đức Giê-su. Sự căng thẳng nầy bày tỏ điều mà chúng ta gọi tính chất “cánh chung” của Nước Trời.
Ở câu 11, bài diễn từ đột nhiên chuyển qua ngôi thứ hai số nhiều: “anh em”. Trong Tin Mừng Mát-thêu, mối phúc thứ tám và thứ chín đều ca ngợi những người bị bách hại. Trong khi mối phúc thứ tám mang chiều kích hoàn vũ, được gởi đến với toàn thể nhân loại: “Phúc thay ai bị bách hại…”, mối phúc thứ chín được ngỏ lời trực tiếp với các môn đệ: “Phúc thay anh em bị bách hại…” Mối phúc thứ chín đóng vai trò hiện tại hóa và cụ thể hóa của mối phúc thứ tám vào trong hoàn cảnh của các môn đệ của Đức Giê-su như một sự chuyển tiếp từ lý tưởng được đề nghị: “vì chính đạo” đến thực tại cụ thể được cảm thấy và được sống: “vì Thầy.” Ở vào giây phút các môn đệ bị bách hại và bị giết chết, nếu họ chấp nhận đặt mối liên hệ trực tiếp với Đấng công bố những mối phúc nầy, họ có thể khám phá rằng mối phúc được thành tựu ở nơi họ.
Vào giây phút mà người môn đệ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc tử nạn của Đức Kitô, người ấy nhận thức rằng Nước Trời thực sự đã đến. Cũng thế, phần thưởng lớn lao dành cho họ là ở trên trời (5: 12), phần thưởng nầy, nói một cách chính xác, không bất cứ cái gì khác ngoài hiện thực hóa sự thành tựu mà Đức Giê-su mang đến, Đấng đưa họ vào “trong Nước Trời,” nghĩa là, trong thực tại của Cha ở trên trời. Ai khám phá, ở nơi những đau khổ mà mình phải chịu vì Thầy mình, hạnh phúc của người đó là người con chí ái, người ấy bắt đầu bày tỏ cho những người khác sự hiện diện tại thế nầy của Cha, Đấng ở trên trời.
Như vậy mối phúc thứ chín thăng hoa những mối phúc khác. Các nhà thần học nhấn mạnh tính chất Kitô học của mối phúc thứ chín nầy: ai dám hứa phần thưởng Nước Trời cho những người phải chịu đau khổ “vì mình,” nếu không là Đấng có thể sánh ngang bằng với Cha?
Chúa Giê-su đã nhiều lần báo trước cho các môn đệ mình về những bách hại mà họ sẽ phải chịu. Vào lúc thánh Mát-thêu soạn thảo Tin Mừng của mình, những lời báo trước nầy đã trở thành những thực tại khắc nghiệt. Giáo Hội Pa-lét-tin chịu những cuộc công kích liên tục của những người Do thái nhiệt thành với Luật cũ, họ xem những người cải đạo Kitô như những kẻ bội giáo. Rồi, thánh Tê-pha-nô bị một đám đông giận dữ ném đá, thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan Tin Mừng, bị xử trảm vào năm 44. Thánh Phao-lô, thánh Ba-na-ba và những người đồng hành của họ bị đuổi bắt, đánh đập, giam tù…Tiếp đó là những cuộc bách hại của chính quyền dân sự Rô-ma. Nhưng sách Công Vụ nói với chúng ta rằng các tông đồ, dù bị bách hại như thế, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Kitô.” (Cv 5: 41).
Linh Mục Ignatiô Hồ Thông
[1] PAPINI, trích dịch từ N. Giullemette, S. Matthew, tr. 90.
1And seeing the multitudes, he went up into a mountain, and when he was set down, his disciples came unto him.
2And opening his mouth, he taught them, saying:
3Blessed are the poor in spirit: for theirs is the kingdom of heaven.
4Blessed are the meek: for they shall possess the land.
5Blessed are they that mourn: for they shall be comforted.
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
7Blessed are the merciful: for they shall obtain mercy.
8Blessed are the clean of heart: for they shall see God.
9Blessed are the peacemakers: for they shall be called children of God.
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.
11Blessed are ye when they shall revile you, and persecute you, and speak all that is evil against you, untruly, for my sake:
12Be glad and rejoice, for your reward is very great in heaven. For so they persecuted the prophets that were before you.
41The Son of man shall send his angels, and they shall gather out of his kingdom all scandals, and them that work iniquity.
13And there shall be still a tithing therein, and she shall turn, and shall be made a show as a turpentine tree, and as an oak that spreadeth its branches: that which shall stand therein, shall be a holy seed.
1And seeing the multitudes, he went up into a mountain, and when he was set down, his disciples came unto him.
2And opening his mouth, he taught them, saying:
3Blessed are the poor in spirit: for theirs is the kingdom of heaven.
4Blessed are the meek: for they shall possess the land.
5Blessed are they that mourn: for they shall be comforted.
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
7Blessed are the merciful: for they shall obtain mercy.
8Blessed are the clean of heart: for they shall see God.
9Blessed are the peacemakers: for they shall be called children of God.
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.
11Blessed are ye when they shall revile you, and persecute you, and speak all that is evil against you, untruly, for my sake:
12Be glad and rejoice, for your reward is very great in heaven. For so they persecuted the prophets that were before you.
28And it came to pass when Jesus had fully ended these words, the people were in admiration at his doctrine.
5713When thou shalt cry, let thy companies deliver thee, but the wind shall carry them all off, a breeze shall take them away, but he that putteth his trust in me, shall inherit the land, and shall possess my holy mount.
659And I will bring forth a seed out of Jacob, and out of Juda a possessor of my mountains: and my elect shall inherit it, and my servants shall dwell there.
34Then shall the king say to them that shall be on his right hand: Come, ye blessed of my Father, possess you the kingdom prepared for you from the foundation of the world.
29And every one that hath left house, or brethren, or sisters, or father, or mother, or wife, or children, or lands for my name's sake, shall receive an hundredfold, and shall possess life everlasting.
29Take up my yoke upon you, and learn of me, because I am meek, and humble of heart: and you shall find rest to your souls.
28Come to me, all you that labour, and are burdened, and I will refresh you.
20For I tell you, that unless your justice abound more than that of the scribes and Pharisees, you shall not enter into the kingdom of heaven.
96But that you may know that the Son of man hath power on earth to forgive sins, (then said he to the man sick of palsy,) Arise, take up thy bed, and go into thy house.
2325Woe to you scribes and Pharisees, hypocrites; because you make clean the outside of the cup and of the dish, but within you are full of rapine and uncleanness.
6For a CHILD IS BORN to us, and a son is given to us, and the government is upon his shoulder: and his name shall be called, Wonderful, Counsellor, God the Mighty, the Father of the world to come, the Prince of Peace.
24Leave there thy offering before the altar, and go first to be reconciled to thy brother: and then coming thou shalt offer thy gift.