Suy Niệm Chúa Nhật XIV Thường Niên A (2014)

sacredheart3

Phụng Vu Chúa Nhật này trổi lên khúc nhạc vui. Bài đọc I và Tin Mừng ca ngợi giá trị nhân tính cao cả. Bài đọc II ca mừng cuộc chiến thắng của Thần Khí trên xác thịt, của sự sống trên sự chết.

Dcr 9: 9-10

Bài đọc I, được trích từ sách Da-ca-ri-a, là một lời mời gọi hãy vui lên, được gởi đến dân thành Giê-ru-sa-lem, vì Vua của họ sẽ trở lại viếng thăm họ. Ngài không oai hùng cỡi trên một con ngựa chiến, nhưng khiêm hạ ngồi trên một con lừa con: Đấng Mê-si-a Vương Đế là một vị vua khiêm tốn và hòa bình.

Romans 8:9; 11-13

Trong thư gởi các tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô công bố rằng người Ki-tô hữu sống theo Thần Khí thì chiến thắng tính xác thịt và tội lỗi, vì Thần Khí là sự sống và là sự sống lại.

Matthew 11:25-30

Đoạn Tin Mừng Mát-thêu là bài “thánh thi ngợi ca”. Đức Giê-su vui mừng vì Cha Ngài mặc khải những điều bí nhiệm cho những người bé mọn và khiêm hạ.


BÀI ĐỌC I (Dcr 9: 9-10)

Bản văn này được trích dẫn từ phần thứ hai sách Da-ca-ri-a mà tác giả không phải chính vị ngôn sứ. Ngôn sứ Da-ca-ri-a thật sự sống vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên vào thời kỳ Đền Thờ Giê-ru-sa-lem được tái thiết (521-515 trước Công Nguyên) sau thời lưu đày Ba-by-lon.

1. Tác giả của đoạn văn này:

Phần thứ hai này thuộc vị ngôn sứ sống khoảng hai thế kỷ sau đó. Phần này bao gồm từ chương 9 đến chương 14. Người ta gán cho tác giả, hay đúng hơn của nhiều tác giả, của phần thứ hai này là Da-ca-ri-a đệ nhị. Tác phẩm hỗn hợp này sưu tập nhiều mãng khác nhau, mà chúng ta không biết các tác giả cũng như niên biểu của chúng. Nó thuộc vào thời kỳ giữa việc truyền thống ngôn sứ biến mất và việc các sách khải huyền khai sinh. Vào lúc đó, người ta đọc lại những tác giả thời quá khứ, giải thích và làm mới lại sứ điệp của họ. Bản văn mà chúng ta đọc thì đầy những hồi ức của I-sai-a, Xô-phô-ni-a, Mi-kha, hai sách Các Vua, vân vân.

Một mối giây kết hiệp những yếu tố rời rạc giữa chúng, đó là chủ đề thiên sai. Đấng Thiên Sai được tuyên sấm qua ba dung mạo, cả ba dung mạo này đều có âm vang lớn lao, mà các sách Tin Mừng quy chiếu đến: trước hết, dung mạo về vị vua thiên sai, khiêm hạ và hòa bình; thứ đến, dung mạo về người mục tử nhân lành, bị các lãnh tụ của dân Ngài loại bỏ; và sau cùng, dung mạo mầu nhiệm về một Đấng Bị Đâm Thâu.

Bản văn được trích dẫn hôm nay bàn đến dung mạo thứ nhất.

2. Vua Mê-si-a khiêm tốn tiến vào thành thánh:
“Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng rao hò! Vì kìa Đức Vua đến với ngươi”. “Thiếu nữ Xi-on”“thiếu nữ Giê-ru-sa-lem” là hai ngữ điệu Do thái để chỉ thành thánh Giê-ru-sa-lem và ngọn đồi Xi-on.

Bài hoan ca, loan báo việc Vua Thiên Sai ngự đến, được gợi hứng bởi những tiếng hoan hô phụng vụ tán dương vương quyền của Đức Chúa. Các Thánh Vịnh cung cấp nhiều chất liệu như Tv 47: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả úy, là Vua Cả thống trị địa cầu”; hay Tv 95: “Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá độ trì ta…Bởi Đức Chúa là Chúa Trời cao cả, là đại vương trổi vượt chư thần”. Ngôn sứ Xô-phô-ni-a đã khuếch trương các thánh thi phụng vụ như vậy rồi: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi….Đức Vua của Ít-ra-en đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa” (Xp 3: 14-15).

Đấng Mê-si-a tiến vào Giê-ru-sa-lem trong dáng điệu rất mực khiêm tốn.

3. Ngài là vị Vua khiêm hạ:
Vị vua tương lai này sẽ là “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Năng”. Tác giả lấy lại những phẩm chất quen thuộc trong truyền thống thuần túy về trào lưu Mê-si-a Vương Đế (x. I s 9: 6; 11: 4; 16: 5; Gr 23: 5; vân vân). Tuy nhiên, danh xưng “Đấng Chính Trực” gợi lên sự thánh thiện của Ngài hơn là phẩm chất của Đấng Mê-si-a Thẩm Phán. Còn về danh xưng “Đấng Toàn Năng”, theo nguyên ngữ, có nghĩa “được giải thoát khỏi những thù địch của Ngài”. Tác giả ghi nhận “Đấng Toàn Năng, vì ông muốn nhấn mạnh một phẩm chất cốt yếu khác của Đấng Mê-si-a Vương Đế, tức là đức khiêm tốn.

“Khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa hãy còn theo mẹ”
. Con lừa là con vật mà các vị lãnh tụ đầu tiên của dân Ít-ra-en cỡi thời xưa; đoạn, con ngựa cần thiết cho chiến binh. Thường dân vẫn cỡi lừa.

Bản văn của Da-ca-ri-a đệ nhị này là bản văn Cựu Ước duy nhất – không kể đến những gợi ý của Người Tôi Trung – trình bày Đấng Mê-si-a ngự đến dưới những đường nét của một nhân vật rất mực khiêm tốn. Sấm ngôn của ông sẽ được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su, Ngài cỡi trên một con lừa con tiến vào thành thánh Giê-ru-sa-lem trong tiếng hoan hô vang dậy của đám đông.

3. Ngài là vị Vua hòa bình:

“Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Ép-ra-im, và chiến mã khỏi Giê-ru-sa-lem, cung nỏ chiến tranh sẽ bị bẻ gãy”. Với việc nêu hai tên biểu trưng hai vương quốc: Ép-ra-im và Giê-ru-sa-lem, tác giả muốn nói rằng kỷ nguyên Mê-si-a sẽ là kỷ nguyên của sự thống nhất hai vương quốc.

Tất cả bộ máy chiến tranh sẽ bị hủy bỏ. Nhiều từ ngữ nhắc nhớ nhiều bản văn Kinh Thánh: ngôn sứ Hô-sê đã loan báo: “Ta sẽ không dùng cung nỏ, gươm đao và chinh chiến mà cứu chúng, cũng chẳng dùng chiến mã và kỵ binh” (Hosea 1:7; 2:20). Chúng ta cũng đọc thấy tại Mi-kha: “Ta sẽ cho ngựa của ngươi biến khỏi xứ, sẽ hủy diệt xe trận của ngươi” (Mark 5:9). Hòa bình phải là điều thiện hảo tuyệt mức của thời Mê-si-a. Vua Mê-si-a “sẽ công bố hòa bình cho muôn dân”. Những ngôn từ này hoàn toàn mang tính kinh điển như Isaiah 57:19: “Bình an! Bình an cho khắp xa gần!” (x. Tv 46 và 72). Đó cũng là vai trò của Người Tôi Trung là trở nên ánh sáng muôn dân và đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất.

Bất chấp dáng vẻ khiêm hạ, Đấng Mê-si-a hòa bình sẽ mở rộng vương quyền của mình trên một lãnh địa rộng lớn “từ biển này qua biển nọ, và từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất”.

Được hiểu sát từ, những lời tiên báo này đặt nền tảng cho những niềm hy vọng của dân Chúa chọn vào sự khôi phục nền quân chủ thời của Đấng Mê-si-a. Đây là niềm mơ ước bền bỉ mà Chúa Giê-su sẽ còn gặp phải khi các môn đệ hỏi Ngài vào lúc Ngài từ giả các ông mà về trời: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?” (Cv 1: 6). Nhưng đó không là viễn cảnh của vị ngôn sứ, ông đã để cho hiểu rằng “quyền thống trị” của vị vua hòa bình sẽ không thuộc lãnh vực trần thế.


BÀI ĐỌC II (Romans 8:9,11-13)

Chúng ta đã đọc bản văn này rồi vào Chúa Nhật V Mùa Chay. Với một lập luận khôn sánh, thánh Phao-lô đã cho thấy rằng Thần Khí hoạt động ở nơi biến cố Phục Sinh của Đức Ki-tô, bởi vì Thần Khí là nguồn sống, Ngài cũng sẽ đảm bảo cùng một cách thế phục sinh như vậy cho con người phải chết của chúng ta. Ở nơi chúng ta, Ngài thiết lập chỗ ở của Ngài.

Sau khi đã gợi lên sự nghèo nàn luân lý của nhân loại dưới quyền lực của tội lỗi, khởi đi từ chương 8, thánh Phao-lô phác họa bức tranh về đời sống mới của người Ki-tô hữu: được Chúa Ki-tô công chính hóa, từ nay họ sống dưới quyền lực của Chúa Thánh Thần.

Trong một phản đề mạnh mẽ, thánh nhân đối lập bản tính yếu đuối và tội lỗi của con người mà ngài gọi “tính xác thịt” với bản tính được ân sủng đổi mới sống theo tác động của Thần Khí. Ở đây chúng ta nên lưu ý rằng thánh Phao-lô liên tục nói về Thần Khí của Thiên Chúa và Thần Khí của Đức Ki-tô trong một phương trình hoàn hảo.

Dưới sức mạnh của Thần Khí này, từ nay chúng ta có thể chiến thắng những sức mạnh của sự dữ, “diệt trừ nhũng hành vi của con người ích kỷ nơi chúng ta”. Thần khí ở trong thân xác phải chết của chúng ta, chính Ngài thanh tẩy, thánh hóa và thần thiêng chúng ta. Chính Thần Khí đảm bảo sự phục sinh của chúng ta.


TIN MỪNG (Matthew 11:25-30)

Thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca đều thuật lại lời nguyện cảm tạ bộc phát này của Chúa Giê-su. Thánh Lu-ca đặt lời nguyện này vào trong bối cảnh bảy mươi hai môn đệ hoan hỷ trở về sau khi đã chu toàn sứ mạng của mình. Chúa Giê-su cùng chung niềm vui với họ (Lc 10: 21-22) và cảm tạ Cha Ngài về sứ mạng thành công.

Khi trình bày lời nguyện này trong một bối cảnh khác, thánh Mát-thêu cho nó một chiều kích thần học có lẽ sâu xa hơn. Đức Giê-su vừa hứng chịu những thất bại: sự chống đối của những người Pha-ri-sêu càng tăng lên, nhất là trong ba thành phố miền Ga-li-lê: Ca-phác-na-um, Bết-sai-đa và Khơ-ra-din. Ngài loan báo án phạt đối với các thành này: chúng sẽ bị triệt hạ.

1. Thánh thi ngợi ca:

Tuy nhiên, thay vì cảm thấy niềm cay đắng, Chúa Giê-su lại chúc tụng Cha Ngài. Lời cầu nguyện của Ngài theo thể loại văn xuôi có vần có điệu; cũng còn gọi là “thánh thi chuc tụng”. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng những lời của Đức Giê-su, được thốt lên bằng tiếng A-ram, bao gồm một cấu trúc tương tự, theo văn phong nói thông thường của người Do thái, theo đó vần điệu giúp cho việc ghi nhớ dể dàng.

2. Tán dương “những người bé mọn”:

Chúa Giê-su ngợi khen Cha Ngài vì đã soi lòng mở trí cho “những người bé mọn” hiểu được, trong khi lại giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời.

Chúa Giê-su nhắm chính yếu đến những giới kinh sư và nhóm Pha-ri-sêu, những kẻ tự phụ về sự hiểu biết của mình và giam hãm mình vào trong sự khôn ngoan phàm nhân. Các ngôn sứ đã loan báo điều này, như Isaiah 29:14: “Vì thế, Ta sẽ tiếp tục làm cho dân này phải sững sờ kinh ngạc vì bao nhiêu dấu lạ điềm thiêng. Bấy giờ sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan sẽ chuốc lấy thất bại, và trí thông minh của người thông minh sẽ tan thành mây khói”. Cũng như ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã ngỏ lời với các kinh sư Giê-ru-sa-lem: “Những hạng khôn ngoan ấy sẽ thẹn thùng, run sợ, và sa vào cạm bẫy. Này, lời Đức Chúa thì chúng khinh miệt, chúng khôn ngoan nỗi gì?” (Gr 8: 9).

“Những người bé mọn”
trước tiên chỉ ra các môn đệ của Chúa Giê-su – sau này Ngài sẽ gọi họ như vậy nhiều lần – nhưng cũng chỉ những người khiêm hạ trong đám đông. Họ là những người lắng nghe lời Ngài với ý thức thân phận hèn mọn của mình, vì thế, họ hoàn toàn đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, vì thế Thiên Chúa thường ưu ái tỏ mình ra cho họ.

Còn nhiều dịp khác nữa, Chúa Giê-su sẽ ca ngợi tinh thần trẻ thơ. Có một lần, thánh Mát-thêu thuật lại một sự cố có ý nghĩa. Trong khi lũ trẻ reo hò trong Đền Thờ: “Hoan hô con vua Đa-vít”, thì các thượng tế và kinh sư tức tối. Đức Giê-su trích dẫn Tv 8: 2 để trả lời cho họ: “Lời này các ông chưa bao giờ đọc sao: Ta sẽ cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen?” (Matthew 21:14-16).

3. Chúa Cha và Chúa Con:

“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất”. Còn cách diễn tả nào Chúa Giê-su có thể khẳng định địa vị Con Thiên Chúa của Ngài rõ ràng hơn như thế?

“Không ai biết Chúa Con, trừ Chúa Cha: cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Chúa Con, và người mà Chúa Con muốn mặc khải cho”
. Cung giọng của đoạn văn rất gần với cung giọng của Tin Mừng thứ tư, ở đó, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng những mối liên hệ độc nhất vô nhị về sự hiểu biết và tình yêu hiệp nhất Chúa Cha và Chúa Con.

“Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi”
. Chúa Giê-su xem ra nói trước lời khẳng định mà Ngài sẽ công bố sau khi Ngài sống lại: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Matthew 28:18). Trong bối cảnh của những lời này, chắc hẳn Chúa Giê-su gợi lên công trình cứu độ mà Ngài có sứ mạng thực hiện và các môn đệ được mặc khải về công trình này. Chúa Giê-su là Đấng Trung Gian duy nhất. Về vấn đề này, Tin Mừng thứ tư cung cấp nhiều chứng liệu tốt nhất, như Ga 17: 2: “Thật vậy, Chúa Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người”.

4. Lời mời gọi của Chúa Giê-su:

Chỉ trong Tin Mừng Mát-thêu, lời cầu nguyện này của Chúa Giê-su được theo với một bản văn được liệt vào một trong số những hạt ngọc Tin Mừng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

Gánh nặng và cái ách là hai hình ảnh rất nổi tiếng của Do Thái giáo để chỉ Lề Luật. Thánh Vịnh 19 nói rằng Lề Luật không chỉ được yêu mến, nhưng “quả thật là hoàn hảo, bổ sức cho tâm hồn”“hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng” (Tv 18: 8-9). Nhưng vì người ta phân giải các nố một cách quá chi ly, Lề Luật đã quá tải về những tuân giữ nặng nề. Luật mới đem lại sức mạnh giải thoát: “Quả thật, yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Người. Mà các điều răn của Người có nặng nề gì đâu” (1Galatians 5:3).

“Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học gương tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”.
Chúa Giê-su mượn cách nói của ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Hãy dừng lại trên các nẻo đường mà coi, hãy tìm hiểu những đường xưa lối cũ cho biết đâu là đường ngay nẻo chính, rồi cứ đó mà đi: tâm hồn các ngươi sẽ bình an thư thái” (Gr 6: 16).

Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta trở nên môn đệ Ngài, bởi vì Ngài “có lòng hiền hậu và khiêm nhường”. Thánh Mát-thêu là thánh ký duy nhất ghi nhận tấm lòng dịu dàng này của Đức Giê-su, như thánh nhân là thánh ký duy nhất trích dẫn bức chân dung của Người Tôi Trung của I-sai-a “Người không lên tiếng giữa phố phường, không đành bẻ gảy cây lau bị giập, chẳng nở tắt đi tim đèn leo lét” và áp dụng vào Đức Ki-tô (Matthew 12:18).

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Romans 8:9
View in: NAB
9But you are not in the flesh, but in the spirit, if so be that the Spirit of God dwell in you. Now if any man have not the Spirit of Christ, he is none of his.
Matthew 11:25-30
View in: NAB
25At that time Jesus answered and said: I confess to thee, O Father, Lord of heaven and earth, because thou hast hid these things from the wise and prudent, and hast revealed them to the little ones.
26Yea, Father; for so hath it seemed good in thy sight.
27All things are delivered to me by my Father. And no one knoweth the Son, but the Father: neither doth any one know the Father, but the Son, and he to whom it shall please the Son to reveal him.
28Come to me, all you that labour, and are burdened, and I will refresh you.
29Take up my yoke upon you, and learn of me, because I am meek, and humble of heart: and you shall find rest to your souls.
30For my yoke is sweet and my burden light.
Hosea 1:7; 2:20
View in: NAB
17And I will have mercy on the house of Juda, and I will save them by the Lord their God: and I will not save them by bow, nor by sword, nor by battle, nor by horses, nor by horsemen.
220And I will espouse thee to me in faith: and thou shalt know that I am the Lord.
Mark 5:9
View in: NAB
9And he asked him: What is thy name? And he saith to him: My name is Legion, for we are many.
Isaiah 57:19
View in: NAB
19I created the fruit of the lips, peace, peace to him that is far off, and to him that is near, said the Lord, and I healed him.
Romans 8:9,11-13
View in: NAB
9But you are not in the flesh, but in the spirit, if so be that the Spirit of God dwell in you. Now if any man have not the Spirit of Christ, he is none of his.
11And if the Spirit of him that raised up Jesus from the dead, dwell in you; he that raised up Jesus Christ from the dead, shall quicken also your mortal bodies, because of his Spirit that dwelleth in you.
12Therefore, brethren, we are debtors, not to the flesh, to live according to the flesh.
13For if you live according to the flesh, you shall die: but if by the Spirit you mortify the deeds of the flesh, you shall live.
Matthew 11:25-30
View in: NAB
25At that time Jesus answered and said: I confess to thee, O Father, Lord of heaven and earth, because thou hast hid these things from the wise and prudent, and hast revealed them to the little ones.
26Yea, Father; for so hath it seemed good in thy sight.
27All things are delivered to me by my Father. And no one knoweth the Son, but the Father: neither doth any one know the Father, but the Son, and he to whom it shall please the Son to reveal him.
28Come to me, all you that labour, and are burdened, and I will refresh you.
29Take up my yoke upon you, and learn of me, because I am meek, and humble of heart: and you shall find rest to your souls.
30For my yoke is sweet and my burden light.
Isaiah 29:14
View in: NAB
14Therefore behold I will proceed to cause an admiration in this people, by a great and wonderful miracle: for wisdom shall perish from their wise men, and the understanding of their prudent men shall be hid.
Matthew 21:14-16
View in: NAB
14And there came to him the blind and the lame in the temple; and he healed them.
15And the chief priests and scribes, seeing the wonderful things that he did, and the children crying in the temple, and saying: Hosanna to the son of David; were moved with indignation.
16And said to him: Hearest thou what these say? And Jesus said to them: Yea, have you never read: Out of the mouth of infants and of sucklings thou hast perfected praise?
Matthew 28:18
View in: NAB
18And Jesus coming, spoke to them, saying: All power is given to me in heaven and in earth.
Galatians 5:3
View in: NAB
3And I testify again to every man circumcising himself, that he is a debtor to the whole law.
Matthew 12:18
View in: NAB
18Behold my servant whom I have chosen, my beloved in whom my soul hath been well pleased. I will put my spirit upon him, and he shall shew judgment to the Gentiles.