Vào Chúa Nhật hôm nay, toàn thể Giáo Hội tưởng niệm cách đặc biệt biến cố Biến Hình của Đức Giê-su. Trong công trình cứu độ loài người, ba biến cố: Biến Hình, Tử Nạn và Phục Sinh tạo thành một bức tranh bộ ba không thể tách rời nhau. Đấng đã cho các môn đệ chiêm ngưỡng vinh quang thần linh của Ngài trong biến cố Biến Hình, cũng là Đấng cho các môn đệ hiểu thấu nỗi xao xuyến tận mức của một phàm nhân trước viễn cảnh khổ nạn của Ngài trong vườn Ô-liu, đó cũng là Đấng đã chết như một phàm nhân và sống lại như một Thiên Chúa trong biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài. Vì thế, Đức Giê-su, thật sự là một con người và thật sự là một Thiên Chúa mới là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta.
Đn 7: 9-10, 13-14
Bài Đọc I, trích từ sách Đa-ni-en, nhắc nhớ một thị kiến trong đó ngôn sứ Đa-ni-en mô tả một nhân vật thuộc thiên giới với tước hiệu “Con Người” đến trên mây trời để đón nhận vương quyền.
Bài Đọc I, trích từ sách Đa-ni-en, nhắc nhớ một thị kiến trong đó ngôn sứ Đa-ni-en mô tả một nhân vật thuộc thiên giới với tước hiệu “Con Người” đến trên mây trời để đón nhận vương quyền.
2Proverbs 1:16-19
Bài Đọc II, trích từ thư thứ hai của thánh Phê-rô, trong đó thánh Tông Đồ Phê-rô nhắc lại rằng chính thánh nhân được tham dự vào biến cố Biến Hình và được chiêm ngưỡng vinh quang chói ngời của Đức Giê-su.
Bài Đọc II, trích từ thư thứ hai của thánh Phê-rô, trong đó thánh Tông Đồ Phê-rô nhắc lại rằng chính thánh nhân được tham dự vào biến cố Biến Hình và được chiêm ngưỡng vinh quang chói ngời của Đức Giê-su.
Matthew 17:1-9
Tin Mừng hôm nay tường thuật biến cố Biến Hình của Đức Giê-su theo Tin Mừng thánh Mát-thêu.
Tin Mừng hôm nay tường thuật biến cố Biến Hình của Đức Giê-su theo Tin Mừng thánh Mát-thêu.
BÀI ĐỌC I (Đn 7: 9-10, 13-14)
Bản văn Đa-ni-en này chiếm lấy một vị thế rất quan trọng trong Tân Ước. Đức Giê-su nhiều lần quy chiếu đến và Ngài đã mượn ở nơi bản văn này tước hiệu “Con Người” để ẩn dấu mầu nhiệm con người của Ngài.
Sách Đa-ni-en được soạn thảo vào thế kỷ II tCn bởi một tác giả vô danh, ông tự xóa mình trước nhân vật chính của tác phẩm, tức là ngôn sứ Đa-ni-en, vị ngôn sứ sống vào thời lưu đày. Tác phẩm khai mạc văn thể khải huyền, nghĩa là “vén mở” những bí nhiệm ẩn kín. Vài bản văn của Ê-dê-ki-en, Giô-en và Da-ca-ri-a đã chuẩn bị cho văn thể này. Nguồn linh hứng của vị ngôn sứ được diễn tả qua những thị kiến, những giấc mơ, những ẩn dụ, những hình ảnh thần thoại mặc lấy những ý nghĩa mới.
1.Sứ điệp chan chứa niềm hy vọng:
Sứ điệp mà tác giả muốn chuyển giao là sứ điệp chan chứa niềm hy vọng. Đây là giờ phút nghiêm trọng, thời gian bách hại do vua Xy-ri là An-ti-ô-khô IV Ê-pi-phan-ni (175-164 tCn) phát động, ông muốn áp đặt trên dân Do thái những cúng tế ngoại giáo và dâng hiến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem cho thần Zớt. Nhà Ma-ca-bê đã tổ chức cuộc phản kháng. Máu đã đổ; kỷ nguyên của những người tử vì đạo khởi sự.
Tuy nhiên, truyền thống gìn giữ kỷ niệm về một nhân vật tên là Đa-ni-en, mà trong suốt thời lưu đày tại Ba-by-lon ông đã đối đầu với kẻ áp bức (trong trường hợp này là vua Na-bu-cô-đô-no-so) và một mực trung thành với Đức Chúa. Như vậy, ông đưa ra một khuôn mẫu lý tưởng cho những ai can trường chịu đựng cơn bách hại của vua An-ti-ô-khô.
Tác giả còn khai triển xa hơn nữa; ông đọc thấy trong một mộng báo những dấu chỉ về cuộc sụp đổ của những đế quốc ngoại giáo và loan báo cuộc đăng quang “vương quốc của chư thánh Đấng Tối Cao”, được cai trị bởi một nhân vật huyền nhiệm dưới tước hiệu “Con Người”. Chính Thiên Chúa trao ban mọi quyền hành cho nhân vật huyền nhiệm này. Đây là chủ đề của chương 7 sách Đa-ni-en.
2.Phụng vụ trên thiên quốc:
“Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai
và một Đấng Lão Thành an tọa”.
Đấng Lão Thành chính là Thiên Chúa muôn năm trường cửu. Thật ra, hình ảnh thần thoại này đã được báo trước. Hình ảnh nổi tiếng nhất là về “Đấng Lão Thành của Đại Dương” trong những câu chuyện thần thoại Hy-lạp, đây là biểu tượng về yếu tố xưa nhất của vũ trụ, hiện hữu trước mọi loài, tức là nước nguyên thủy (dân Hy-lạp thường nói: “Đại dương là cha của muôn loài”).
“Áo Người trắng như tuyết,
tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền”.
Trong sách Khải Huyền của mình, thánh Gioan mô tả Đức Ki-tô vinh quang theo cùng hình ảnh tương tự: “Đầu Người tóc trắng như len trắng, như tuyết; mắt Người như ngọn lửa hồng… Mặt Người tỏa sáng như mặt trời chói lọi” (Kh 1: 14-15).
“Ngàn ngàn hầu hạ Người,
vạn vạn túc trực trước Thánh Nhan”.
Trong sách Khải Huyền của mình, thánh Gioan cũng mô tả tương tự: “Tôi thấy, và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai.. Số các thiên thần có tới ức ức triệu triệu” (Kh 5: 11).
“Tòa bắt đầu xử, sổ sách được mở ra”.
Tác giả không cho biết những thẩm phán của phiên tòa này là ai. Hình ảnh về “sổ sách thiên giới”thuộc về một truyền thống rất cổ kính. Khi thì sách ghi lại những hành động thiện hay ác của con người, như “Đức Chúa đã để ý và Người đã nghe: một cuốn sổ được viết trước nhan Người, ghi tên những kẻ kính sợ Đức Chúa và tôn kính Danh Người” (Malachi 3:16; x. Lc 10: 20); khi thì sách ghi lại tên tuổi của những người được tuyển chọn cho “thế giới sắp đến”, như “Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghe chép trong sổ sách” (Kh 20: 12).
3.Phong vương “Con Người”:
“Trong những thị kiến ban đêm, tôi mãi nhìn thì kìa:
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến”
Diễn ngữ “Con Người” được dịch sát từ “con của con người” là thành ngữ của người Do thái được dùng để chỉ “một phàm nhân mỏng dòn yếu đuối” đối diện với Thiên Chúa, Đấng vô cùng cao cả như được lập đi lập lại nhiều lần trong sách Ê-dê-ki-en, chẳng hạn như: “Hỡi con người (“con của loài người”), hãy đứng cho vững. Ta sắp nói với ngươi đây” (Ed 2: 1).
Tuy nhiên, trong thị kiến của sách Đa-ni-en, nhân vật này có nguồn gốc từ Thiên Chúa, vì “ngự giá mây trời mà đến”. Mây trời, theo biểu tượng Kinh Thánh, luôn luôn là dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Đấng Lão Thành trao cho Ngài mọi quyền năng:
“Đấng Lão Thành trao cho Người
quyền thống trị, vinh quang và vương vị;
muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ
đều phải phụng sự Người”.
Nếu những quyền năng của phàm nhân sẽ có ngày suy vong và biến mất, thì:
“Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu,
không bao giờ mai một;
vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong”.
Tất cả mọi sấm ngôn đều chứa đựng một viễn cảnh sắp xảy đến, đồng thời mở ra một viễn cảnh xa mà tác giả thoáng thấy.
4.Viễn cánh sắp xảy đến:
Nếu đọc toàn bộ chương 7 này, chúng ta nhận ra nhân vật “Con Người” này vừa là một cá nhân vừa là một tập thể. Viễn cảnh nhị trùng này rất phù hợp với tâm thức Do thái. “Con Người” là vị thủ lãnh lý tưởng mà Dân Thiên Chúa hằng mong đợi, đồng thời chính là Dân Thiên Chúa. Những câu tiếp theo giải thích rõ điều này. Khi con thú thứ tư bị tiêu diệt vĩnh viễn, rồi sẽ có một cuộc xét xử, theo đó:
“Còn vương quốc với quyền thống trị
cũng như địa vị cao cả của các vương quốc khắp thiên hạ
sẽ được trao cho dân thánh của Đấng Tối Cao” (Đn 7: 27).
Với những tín hữu trung kiên trong thử thách, vị ngôn sứ loan báo cuộc giải thoát sắp đến và đảm bảo vinh quang dành cho những người tử vì đạo. “Con Người”, về phương diện tập thể, là Dân Ít-ra-en, được giải thoát, tìm lại nền độc lập và với tư cách là dân thánh nhận được quyền thống trị trên thế giới lương dân.
5.Viễn cảnh cánh chung:
Thị kiến của vị ngôn sứ không đề cập gì đến ngày tận thế. Tuy nhiên, những viễn cảnh cánh chung không bao giờ vắng bóng trong các sách khải huyền: đây là luật của văn thể khải huyền. Những biến cố, được loan báo như sắp xảy đến, được đưa vào trong bức tranh rộng lớn về thế giới đang đến. Những sách khải huyền Do thái sau sách Đa-ni-en quả thật đã lấy lại diễn ngữ “Con Người” mà ban cho một nhân vật vừa cá nhân hơn, vừa cánh chúng hơn; như sách Ê-nốc gần kề với kỷ nguyên Ki-tô giáo.
Khi nhận lấy cho mình tước hiệu “Con Người”, Đức Giê-su muốn nói rằng Ngài thuộc vào nhân loại – điều này cho phép Ngài mang lấy trên mình vận mệnh của nhân loại – đồng thời Ngài thuộc vào Thiên Chúa. Như vậy, Đức Giê-su khẳng định rằng Ngài bảo đảm cuộc chiến thắng tối hậu.
BÀI ĐỌC II (2Proverbs 1:16-19)
Ngay từ đầu thư thứ hai, tác giả đã tự giới thiệu mình: “Tôi là Si-mê-ôn Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô” (1: 1). Chắc chắn thư này chứa đựng những bút tích của chính thánh Phê-rô, như chính thánh nhân gợi lên cái chết sắp đến của mình: “Vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết” (1: 14); hay thánh nhân đưa ra những lời khuyên nhũ sau cùng, nhắc lại sự kiện thánh nhân được tham dự vào biến cố “Biến Hình”. Tuy thế, xem ra đúng hơn bức thư là một di cảo, được một trong các môn đệ của thánh nhân bổ sung sau khi thánh nhân đã qua đời để đương đầu với những hoàn cảnh mới. Như vậy những lời cảnh giác được lập lại chống lại bè ngộ đạo gợi ra ngày tháng xuất bản khá muộn thời.
1.Một chứng nhân về biến cố Biến Hình:
Đoạn trích thư hôm nay dâng hiến hai lợi ích. Lợi ích thứ nhất là nêu lên biến cố Biến Hình. Cuộc Biến Hình không là một câu chuyện thần thoại hoang đường, nhưng là một biến cố thực mà chính thánh Tông Đồ Phê-rô đã là một chứng nhân: “Chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người… Tiếng đó, chính chúng tôi đã nghe thấy từ trời phán ra, khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người”. Như vậy, đức tin của người Ki-tô hữu có thể dựa vào lời chứng của các Tông Đồ.
2.Lời chứng của các ngôn sứ:
Lợi ích thứ hai của đoạn trích này là mối liên hệ mà vị tông đồ thiết lập giữa sức mạnh lời chứng của các tông đồ và sự chắc chắn lời chứng của các ngôn sứ. Chắc hẳn thánh Phê-rô nghĩ đến vinh quang của Con Người trong thị kiến của Đa-ni-en và đến vinh quang được hứa ban cho Người Tôi Trung đau khổ trong bản văn I-sai-a (Isaiah 52:13 và 53: 10-12). Thánh Tông Đồ Phê-rô khẳng định cách minh nhiên nhân vật được Kinh Thánh linh hứng. Thánh Phao-lô cũng khẳng định như thế trong thư thứ hai của thánh nhân gởi cho ông Ti-mô-thê: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng” (2Tm 3: 16).
Như vậy đức tin Ki-tô giáo dựa niềm xác tín của mình trên lời chứng của các ngôn sứ – lời chứng này xác minh lời chứng của của các Tông Đồ. “Lời các ngôn sứ” này được sánh ví với “chiếc đen tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em”, nghĩa là cho đến ngày quang lâm của Đức Ki-tô. Sao Mai là tước hiệu thiên sai bắt nguồn từ sách Dân Số, theo đó vua Đa-vít được loan báo dưới dấu hiệu của một ngôi sao trong lời sấm của ông Bi-lơ-am:
“Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc,
tôi nhìn nhưng chưa thấy nó kề bên;
một vị sao xuất hiện từ Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24: 17).
Tước hiệu “Sao Mai” này được đưa vào trong các sách khải huyền. Sách Khải Huyền của thánh Gioan nhắc lại điều này cách chính xác: “Chính Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời”(Kh 22: 16).
Thánh Phê-rô nội tâm hóa biểu tượng này: chính trong lòng mà ánh sáng của Chúa Ki-tô bừng lên; cuộc sống của người Ki-tô hữu rực rỡ ánh vinh quang của Đấng Phục Sinh, mà cuộc Biến Hình cho một thị kiến tiếp cận.
TIN MỪNG (Matthew 17:1-9)
Bài trình thuật biến cố Biến Hình là một trong những bài trình thuật Tin Mừng chất nặng mầu nhiệm nhất, nhưng cũng là một trong những bài trình thuật phong phú nhất về giáo huấn. Cả ba Tin Mừng Nhất lãm tường thuật biến cố Biến Hình nầy đều đặt vào trong bối cảnh vài ngày sau lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô và lời loan báo đầu tiên về cuộc Thương Khó của Đức Giê-su. Trước đó, Đức Giê-su đã thăm dò niềm tin các tông đồ của Ngài khi hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”. Thánh Phê-rô đã thay mặt cho các môn đệ khi tuyên xưng: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nghĩ rằng giây phút đã đến để mặc khải Ngài là Đấng Ki-tô như thế nào, Đức Giê-su loan báo cuộc Thương Khó của Ngài. Tuy nhiên, lời loan báo này đã gặp phải sự phản kháng dữ dội của thánh Phê-rô, bởi vì thánh nhân không thể nào dung hòa được một viễn cảnh về Đấng Ki-tô chịu đau khổ như thế với lời tuyên xưng của thánh nhân về một Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Biến cố Biến Hình mang đến một câu trả lời. Chúa Giê-su nhận ra lời loan báo về cuộc Thương Khó của Ngài đã gây nên cơn choáng váng đối với các môn đệ của Ngài. Vì thế, như một cách thức giải tỏa sự kỳ chướng của thập giá, Đức Giê-su đã đem ba môn đệ lên núi cao và ở đó Ngài thay đổi hình dạng trước mắt các ông để cho các ông thấu hiểu rằng đau khổ và tử nạn là con đường cứu độ mà Ngài phải đi qua, nhưng đây không là một ngõ cụt mà là khai mở cuộc Phục Sinh vinh hiển. Vì thế, biến cố Biến Hình là tham dự trước cuộc Phục Sinh vinh quang.
1.Thời gian và nơi chốn (17: 1)
Bài trình thuật bắt đầu với thời điểm “Sáu ngày sau”. Thời điểm nầy, xét về phương diện văn chương, đóng vai trò chuyển tiếp vừa để nối kết với bài trình thuật đi trước, nhưng đồng thời vừa để dẫn vào bài trình thuật theo sau. “Sáu ngày sau” nghĩa là sáu ngày sau khi thánh Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (Matthew 16:16) và sự phản kháng của thánh nhân trước lời loan báo cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Thầy đến nổi Chúa Giê-su tuyên bố với các môn đệ rằng con đường thập giá là điều kiện tất yếu của những ai muốn làm môn đệ Ngài. Bài trình thuật đi trước kết thúc với một lời nói bí nhiệm của Đức Giê-su: “Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị” (Matthew 16:28). Vì thế, đa số các Giáo Phụ và các nhà chú giải nhận thấy câu nói bí nhiệm nầy là lời loan báo trực tiếp đến biến cố Biến Hình, đặc biệt kiểu nói “trong số người có mặt ở đây” có thể nhắm đến ba môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân cho biến cố Biến Hình nầy. Thêm nữa, “Sáu ngày sau” xem ra quy chiếu đến Xh 24: 16: “Vinh quang Đức Chúa ngự trên núi Xi-nai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây, Người gọi ông Mô-sê”. Chính ở trên núi cao nơi tách biệt nầy mà Đức Giê-su, Mô-sê mới, Đấng giải phóng dân mới của Ngài, dẫn ba môn đệ đặc tuyển lên núi cao để chứng kiến vinh quang của Ngài.
Cuộc Biến Hình chỉ có ba nhân chứng : “Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan đi theo mình”. Trước đây, cũng chính ba môn đệ nầy được Đức Giê-su cho phép chứng kiến việc Ngài phục sinh con gái ông Gia-ia (Mc 5 : 37); sau này, cũng chính ba môn đệ nầy được Đức Giê-su dẫn theo với Ngài vào trong vườn Ô-liu, ở đó họ sẽ là những nhân chứng về cơn hấp hối của Ngài (Mt 26 : 37). Trước đây, ở nơi việc Chúa Giê-su làm cho con gái của ông Gia-ia được sống lại, ba môn đệ nầy chứng kiến quyền năng của Ngài trên cả sự chết (Mc 5 : 37), giờ đây, ở nơi cuộc Biến Hình vinh hiển nầy, họ còn nghe Chúa Cha minh chứng về Đức Giê-su (Mt 17 : 5), để rồi sau nầy trong cuộc Khổ Nạn của Ngài, họ có đủ nghị lực chịu đựng và tin tưởng khi thấy Thầy mình phải chịu khổ hình.
Nếu trong cuộc Biến Hình này, ba môn đệ đặc tuyển này được diễm phúc chứng kiến giờ phút vinh quang của Thầy mình với tư cách là Con Thiên Chúa, thì trong vườn Ô-liu, chính cũng ba người môn đệ này cũng chứng kiến giờ phút bi thương của Thầy mình với tư cách là Đấng Mê-si-a mang thân phận của Người Tôi Tớ chịu đau khổ, cảm thấy kinh hoàng khiếp đảm trước cuộc Thương Khó và Tử Nạn của mình.
Việc thánh Phê-rô được dự phần vào biến cố Biến Hình rất quan trọng, bởi vì thánh nhân gặp thấy ở nơi biến cố này sự cũng cố cho lời tuyên xưng linh hứng của mình ở Xê-da-rê : “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16 : 16). Mặt khác, thánh nhân chứng kiến một Đức Giê-su vinh hiển thay thế cho hình ảnh về một Đấng Ki-tô chịu đau khổ mà theo quan điểm của thánh nhân, thánh nhân không thể nào chấp nhận được. Vị thủ lãnh của các Tông Đồ, sau nầy sẽ đảm nhận một công việc khó khăn là rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh giữa hai tên gian phi, thì lúc nầy chiêm ngưỡng Đức Giê-su vinh hiển, ở giữa hai nhân vật nổi tiếng nhất của lịch sử Ít-ra-en. Vì thế, cuộc Biến Hình là phản đề của đồi Sọ. Như vậy, niềm tin, trên đó tất cả niềm tin của Giáo Hội dựa vào, đặt nền móng ở nơi biến cố Biến Hình này.
Thánh Gio-an, người môn đệ trung tín sẽ theo bước chân của Thầy cho đến dưới chân thập giá để chiêm ngắm một thân thể bị bầm dập rách nát không còn hình tượng người của Đấng chịu đóng đinh trên khổ giá, chính thánh nhân sẽ viết trong Tựa Ngôn Tin Mừng của mình: “Chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài… Ngài là ánh sáng, ánh sáng thật… đầy tràn ân sủng và sự thật…”. Ẩn hiện ở nơi Tựa Ngôn nầy là bức tranh về biến cố Biến Hình. Còn thánh Gia-cô-bê là vị Tông Đồ đầu tiên chết vì niềm tin của mình.
Tại sao Đức Giê-su phải nhọc công dẫn các môn đệ đến nơi núi đồi hoang vắng này, chẳng những thế mà lại còn leo lên đến tận ngọn núi cao? Thánh Lu-ca hé mở cho chúng ta thấy câu trả lời : “Ngài lên núi để cầu nguyện” (Lc 9 : 29). Theo truyền thống Cựu Ước, “núi” là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra. Vì thế, việc núi không được nêu tên không phải là không có chủ ý, bởi vì, kiểu nói “trên ngọn núi cao” không thuộc trật tự địa dư nhưng tâm linh. Trong vài giây phút nữa, ngọn núi Ga-li-lê nầy sẽ mang dáng dấp ngọn núi Xi-nai, nơi các môn đệ chứng kiến cuộc biến hình vinh hiển của Đức Giê-su và cuộc thần hiển của Ba Ngôi Thiên Chúa.
2.Chúa Giê-su bày tỏ vinh quang của Ngài (17: 2-3)
Thánh Lu-ca đặt biến cố Đức Giê-su biến đổi hình dạng: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng” vào trong mối tương quan tăng dần theo lời cầu nguyện của Chúa Giê-su với Cha Ngài: “Đang lúc Ngài cầu nguyện, dung mạo Ngài bổng đổi khác, y phục Ngài trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9: 29). Còn thánh Mát-thêu thì mô tả Đức Giê-su bổng chốc thay hình đổi dạng thành một người rạng ngời vinh hiển. Biến cố Biến Hình nầy mặc khải rằng con người xác thịt của Ngài có mối liên hệ mật thiết với chính con người thần linh của Ngài, nghĩa là cái chết không có toàn quyền trên thân xác của Ngài; theo một cách nào đó, biến cố Biến Hình là một sự tham dự trước vinh quang Phục Sinh của Ngài.
Chính trên một ngọn núi (núi Xi-nai hay núi Khô-rếp) mà ông Mô-sê và ông Ê-li-a đã lần lượt gặp Thiên Chúa. Cũng chính trên một ngọn núi Ga-li-lê, “bỗng ba môn đệ thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Ngài”. Sự hiện diện của hai nhân vật siêu phàm này bảo lãnh tuyệt vời cho tước vị Ki-tô của Đức Giê-su, bởi vì ông Mô-sê đã loan báo rằng một vị ngôn sứ vĩ đại sẽ đến, lời của Đấng ấy sẽ là lời của chính Thiên Chúa (Đnl 18 : 18); còn ông Ê-li-a, theo truyền thống, phải tái lâm để chuẩn bị cho việc Đấng Ki-tô ngự đến. Hơn nữa, hai nhân vật nầy, hiện diện bên cạnh Đức Giê-su vinh hiển, không chỉ biểu tượng cho Lề Luật và Ngôn Sứ, nhưng còn là những người trung gian tuyệt mức của Giao-Ước. Như vậy, họ đại diện cho khởi điểm và đích điểm Lịch Sử Cứu Độ được thành tựu nơi Đức Giê-su. Vì thế, biến cố Biến Hình nhấn mạnh mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Bài trình thuật của thánh Lu-ca nói với chúng ta rằng hai ông Mô-sê và Ê-li-a đàm đạo với Đức Giê-su về “cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem” (Lc 9 : 31). Từ ngữ “xuất hành” nhắc nhớ đến cuộc hành trình gian khổ nhất của dân Ít-ra-en: ra khỏi đất Ai-cập và lang thang trong hoang địa suốt bốn mươi năm trường. Cuộc hành trình ấy đòi hỏi dân Thiên Chúa đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng dẫn đưa họ đến Đất Hứa. Với một niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đức Giê-su cũng dấn thân vào một cuộc hành trình gian khổ nhất, một cuộc hành trình dẫn Ngài đến thập giá, nhưng cũng là cuộc hành trình dẫn Ngài đến vinh quang.
3.Phản ứng của các môn đệ (17: 4)
Trong chương nầy, như trong những chương trước đây, thánh Mát-thêu nêu bật nhân vật Phê-rô. Trước đây, trong câu chuyện Chúa Giê-su đi trên mặt biển phong ba bão tố mà đến cứu giúp các ông, chỉ mình thánh Phê-rô lên tiếng xin được đi trên mặt biển mà đến với Thầy (Mt 14 : 28); trong câu chuyện Chúa Giê-su hỏi các ông Ngài là ai, chỉ mình ông Phê-rô tuyên xưng niềm tin vào Đức Giê-su ở Xê-da-rê, và chỉ mình ông đã bày tỏ nổi bất bình khi Thầy mình loan báo cuộc Tử Nạn. Trong câu chuyện nầy, thánh Phê-rô cũng là người duy nhất phản ứng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay!Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê và một cho ông Ê-li-a”. Vốn bản tính nhiệt thành, thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao thì nói vậy, thánh Phê-rô cảm thấy hạnh phúc đến độ ông không thể nén được niềm mong ước của mình là được kéo dài kinh nghiệm này luôn mãi nên đề nghị dựng ba lều: một cho Đức Giê-su, một cho ông Mô-sê và một cho ông Ê-li-a. Khi phát biểu ý kiến như vậy, thánh nhân không nghĩ gì đến mình và các bạn đồng môn của mình.
Tuy nhiên, có thể thánh nhân nghĩ đến ý nghĩa của ngày lễ Lều, ngày lễ tưởng niệm các chi tộc Ít-ra-en đã dựng lều trong hoang địa trước khi được định cư trong Đất Hứa. Trong nỗi mong chờ Thiên Chúa thực hiện Lời Hứa của Người là ban cho dân Đấng Ki-tô, Lễ Lều này cũng bày tỏ niềm mong đợi thời thiên sai. Theo truyền thống Do thái, vào thời sau hết, thời thiên sai, Thiên Chúa sẽ ở giữa dân Ngài (Ed 37 :27 ; Hs 12 : 10) trong lều vinh quang của Ngài, còn dân chúng sẽ dựng lều chung quanh Đấng Ki-tô của họ (Ga 1 : 14) và các dấu lạ thời Xuất Hành sẽ tái diễn. Vì thế, qua phản ứng nầy, có thể trong tiềm thức, thánh Phê-rô chứng nhận rằng mình luôn luôn tin vào sự đăng quang vinh hiển của Đấng Ki-tô. Khi đề nghị dựng ba lều, ông nghĩ rằng thời chung cuộc đã đến và cho rằng đã đến lúc thiết lập thiên đàng ở trên trái đất ngỏ hầu cuộc thần hiển trong một ngày sẽ kéo dài mãi mãi. Như chúng ta biết trước đây thánh nhân từ chối con đường khổ nạn mà Thầy mình đã loan báo, bây giờ thánh nhân không muốn xuống núi để được sống trong cảnh tượng vinh quang của Thầy. Thánh nhân muốn đạt đến vinh quang mà không phải qua con đường khổ nạn.
4.Chúa Cha mặc khải (17: 5-7)
“Ông Phê-rô còn đang nói, chợt có một đám mây sáng ngời bay đến phủ bóng trên các ông”. Biết bao lần trong Cựu Ước, đám mây sáng ngời vừa bày tỏ nhưng đồng thời che phủ sự hiện diện của Thiên Chúa trước mắt của phàm nhân; vì thế, đám mây sáng ngời là dấu chỉ sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa khôn tả (Xh 40 : 34-35 ; 1V 8 : 10-12 ; Ed 10 : 3-4 ; Tv 18 : 12). Sự kiện đám mây sáng ngời bao phủ trên ba vị Tông Đồ chính là hiệp nhất họ với Đức Giê-su, liên kết họ nên một với mầu nhiệm của Ngài, trong mặc khải kín nhiệm mà họ không được hé lộ ra cho bất cứ ai trước khi Ngài sống lại, như Đức Giê-su truyền lệnh cho họ.
Một giọng nói vang lên như vào ngày Đức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan; tuy nhiên, ở đây không còn là “các tầng trời mở ra và Thần Khí ngự xuống trên Ngài”, nhưng “dung mạo Ngài chói lọi như mặt trời và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng”, nghĩa là, ở nơi con người Đức Giê-su Thực Tại Thiên Quốc, hay chính Thiên Chúa đích thân hiện diện. Qua lời giới thiệu này: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài”, Chúa Cha công bố tước vị “Con Thiên Chúa” của Đức Giê-su không chỉ nhấn mạnh sự đặc tuyển, nhưng cũng nhắm đến tầm quan trọng của sứ điệp: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Huấn lệnh nầy xem ra nhắc nhớ lời hứa của Đức Chúa với dân Người qua ông Mô-sê: từ giữa họ, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một vị ngôn sứ vĩ đại như Mô-sê, Người sẽ đặt lời Người trên miệng của Đấng ấy, vì thế “Các ngươi hãy nghe vị ấy” (Đnl 18 : 15).
Thiên Chúa nói với mọi người nơi Đức Giê-su, Đấng vẫn tiếp tục nói trong mọi thời đại qua Giáo Hội của Ngài: “Giáo Hội không ngừng lắng nghe những lời của Ngài. Giáo Hội lập đi lập lại mãi. Với trọn tấm lòng mộ mến, Giáo Hội tái xây dựng từng chi tiết sự sống của Ngài. Những lời này cũng được những người không Ki-tô hữu lắng nghe. Sự sống của Chúa Ki-tô cũng nói cho nhiều người không có khả năng lập lại với thánh Phê-rô: ‘Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Matthew 16:16). Ngài, Con Thiên Chúa hằng sống, cũng nói cho dân chúng với Tư cách Phàm Nhân: chính sự sống của Ngài phát ngôn, nhân tính của Ngài, sự trung thành của Ngài với sự thật, tình yêu ôm trọn mọi người của Ngài. Ngoài ra, cái chết của Ngài trên thập giá lên tiếng – phải nói chiều sâu vô phương dò thấu của đau khổ và bỏ rơi. Giáo Hội không bao giờ ngừng sống lại cái chết của Ngài trên Thập Giá và sự phục sinh của Ngài, chúng cấu thành nội dung của cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội… Giáo Hội sống mầu nhiệm này, rút ra không biết mệt từ đó và luôn mãi tìm kiếm những con đường mang mầu nhiệm này của Thầy và của Chúa đến nhân loại – đến mọi dân tộc, mọi quốc gia, những thế hệ kế tiếp, và mỗi một con người” (John Paul II, “Redemptor hominis”, 7).
“Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống mặt đất”: Đây là nỗi sợ hãi linh thánh mà phàm nhân cảm thấy khi diện kiến Thiên Chúa. “Đức Giê-su đến gần”: Động từ “đến gần” là một động từ thánh Mát-thêu rất tâm đắc, nhưng chỉ có hai lần được áp dụng cho Đức Giê-su: ở đây và ở 28: 16-18. Trong cả hai trường hợp, Đức Giê-su đến gần các môn đệ với mục đích là trợ giúp những kẻ đang sợ hãi hoặc hoài nghi.
Tin Mừng Mát-thêu đóng khung cuộc đời công khai của Đức Giê-su giữa hai ngọn núi. Khi chuẩn bị ra đi thi hành sứ vụ, chính trên “một ngọn núi rất cao” (4: 8) mà quỷ đã cám dỗ Đức Giê-su nhận quyền hành trên toàn thế giới từ tay nó: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (4: 9); nhưng Ngài đã dứt khoát từ chối. Khi kết thúc sứ mạng của Ngài và khởi đầu sứ mạng của các môn đệ, chính cũng trên “một ngọn núi” (28: 16) mà Đức Giê-su gặp gỡ nhóm Mười Hai lần cuối cùng trước khi từ giả các ông mà về trời. Cũng chính ngọn núi này Ngài tuyên bố: “Thầy đã được Thiên Chúa trao toàn quyền trên trời dưới đất” và sai phái các ông đi loan báo Tin Mừng “cho muôn dân”. Vì Ngài đã từ chối nhận mọi quyền hành từ tay quỷ dữ, nên giờ đây Ngài nhận được mọi quyền hành từ tay Thiên Chúa.
Giữa hai biến cố nêu trên, có một biến cố khác cũng xảy ra trên một ngọn núi cao: Đức Giê-su hiển lộ vinh quang thần linh của Ngài, báo trước cuộc khải hoàn Phục Sinh của Ngài. Biến cố này đã xảy ra sau khi Đức Giê-su gạt bỏ đề nghị của Xa-tan qua miệng thánh Phê-rô tìm cách ngăn cản Ngài đi theo con đường cứu độ đầy đau khổ của Thiên Chúa. Theo văn cảnh xa, có thể nói bản văn thuật lại biến cố Biến Hình vừa tóm tắt các chước cám dỗ vừa đón nhận trước cuộc diện kiến trên núi giữa Đấng Phục Sinh và các môn đệ. Chúng ta thấy ở đây có các yếu tố của hai tình trạng ấy của Đức Giê-su: giữa việc Con Thiên Chúa vinh quang và Đấng Ki-tô phải chịu đau khổ nổi bật lên như một gạch nối sự chọn lựa dứt khoát, thái độ cương quyết của Đức Giê-su là đi cho đến tận cùng thánh ý Chúa Cha. Điểm này được minh chứng theo văn cảnh gần: cuộc Biến Hình được đóng khung giữa hai lời loan báo về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh (16: 21-23; 17: 22-23).
Bản văn Đa-ni-en này chiếm lấy một vị thế rất quan trọng trong Tân Ước. Đức Giê-su nhiều lần quy chiếu đến và Ngài đã mượn ở nơi bản văn này tước hiệu “Con Người” để ẩn dấu mầu nhiệm con người của Ngài.
Sách Đa-ni-en được soạn thảo vào thế kỷ II tCn bởi một tác giả vô danh, ông tự xóa mình trước nhân vật chính của tác phẩm, tức là ngôn sứ Đa-ni-en, vị ngôn sứ sống vào thời lưu đày. Tác phẩm khai mạc văn thể khải huyền, nghĩa là “vén mở” những bí nhiệm ẩn kín. Vài bản văn của Ê-dê-ki-en, Giô-en và Da-ca-ri-a đã chuẩn bị cho văn thể này. Nguồn linh hứng của vị ngôn sứ được diễn tả qua những thị kiến, những giấc mơ, những ẩn dụ, những hình ảnh thần thoại mặc lấy những ý nghĩa mới.
1.Sứ điệp chan chứa niềm hy vọng:
Sứ điệp mà tác giả muốn chuyển giao là sứ điệp chan chứa niềm hy vọng. Đây là giờ phút nghiêm trọng, thời gian bách hại do vua Xy-ri là An-ti-ô-khô IV Ê-pi-phan-ni (175-164 tCn) phát động, ông muốn áp đặt trên dân Do thái những cúng tế ngoại giáo và dâng hiến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem cho thần Zớt. Nhà Ma-ca-bê đã tổ chức cuộc phản kháng. Máu đã đổ; kỷ nguyên của những người tử vì đạo khởi sự.
Tuy nhiên, truyền thống gìn giữ kỷ niệm về một nhân vật tên là Đa-ni-en, mà trong suốt thời lưu đày tại Ba-by-lon ông đã đối đầu với kẻ áp bức (trong trường hợp này là vua Na-bu-cô-đô-no-so) và một mực trung thành với Đức Chúa. Như vậy, ông đưa ra một khuôn mẫu lý tưởng cho những ai can trường chịu đựng cơn bách hại của vua An-ti-ô-khô.
Tác giả còn khai triển xa hơn nữa; ông đọc thấy trong một mộng báo những dấu chỉ về cuộc sụp đổ của những đế quốc ngoại giáo và loan báo cuộc đăng quang “vương quốc của chư thánh Đấng Tối Cao”, được cai trị bởi một nhân vật huyền nhiệm dưới tước hiệu “Con Người”. Chính Thiên Chúa trao ban mọi quyền hành cho nhân vật huyền nhiệm này. Đây là chủ đề của chương 7 sách Đa-ni-en.
2.Phụng vụ trên thiên quốc:
“Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai
và một Đấng Lão Thành an tọa”.
Đấng Lão Thành chính là Thiên Chúa muôn năm trường cửu. Thật ra, hình ảnh thần thoại này đã được báo trước. Hình ảnh nổi tiếng nhất là về “Đấng Lão Thành của Đại Dương” trong những câu chuyện thần thoại Hy-lạp, đây là biểu tượng về yếu tố xưa nhất của vũ trụ, hiện hữu trước mọi loài, tức là nước nguyên thủy (dân Hy-lạp thường nói: “Đại dương là cha của muôn loài”).
“Áo Người trắng như tuyết,
tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền”.
Trong sách Khải Huyền của mình, thánh Gioan mô tả Đức Ki-tô vinh quang theo cùng hình ảnh tương tự: “Đầu Người tóc trắng như len trắng, như tuyết; mắt Người như ngọn lửa hồng… Mặt Người tỏa sáng như mặt trời chói lọi” (Kh 1: 14-15).
“Ngàn ngàn hầu hạ Người,
vạn vạn túc trực trước Thánh Nhan”.
Trong sách Khải Huyền của mình, thánh Gioan cũng mô tả tương tự: “Tôi thấy, và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai.. Số các thiên thần có tới ức ức triệu triệu” (Kh 5: 11).
“Tòa bắt đầu xử, sổ sách được mở ra”.
Tác giả không cho biết những thẩm phán của phiên tòa này là ai. Hình ảnh về “sổ sách thiên giới”thuộc về một truyền thống rất cổ kính. Khi thì sách ghi lại những hành động thiện hay ác của con người, như “Đức Chúa đã để ý và Người đã nghe: một cuốn sổ được viết trước nhan Người, ghi tên những kẻ kính sợ Đức Chúa và tôn kính Danh Người” (Malachi 3:16; x. Lc 10: 20); khi thì sách ghi lại tên tuổi của những người được tuyển chọn cho “thế giới sắp đến”, như “Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghe chép trong sổ sách” (Kh 20: 12).
3.Phong vương “Con Người”:
“Trong những thị kiến ban đêm, tôi mãi nhìn thì kìa:
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến”
Diễn ngữ “Con Người” được dịch sát từ “con của con người” là thành ngữ của người Do thái được dùng để chỉ “một phàm nhân mỏng dòn yếu đuối” đối diện với Thiên Chúa, Đấng vô cùng cao cả như được lập đi lập lại nhiều lần trong sách Ê-dê-ki-en, chẳng hạn như: “Hỡi con người (“con của loài người”), hãy đứng cho vững. Ta sắp nói với ngươi đây” (Ed 2: 1).
Tuy nhiên, trong thị kiến của sách Đa-ni-en, nhân vật này có nguồn gốc từ Thiên Chúa, vì “ngự giá mây trời mà đến”. Mây trời, theo biểu tượng Kinh Thánh, luôn luôn là dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Đấng Lão Thành trao cho Ngài mọi quyền năng:
“Đấng Lão Thành trao cho Người
quyền thống trị, vinh quang và vương vị;
muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ
đều phải phụng sự Người”.
Nếu những quyền năng của phàm nhân sẽ có ngày suy vong và biến mất, thì:
“Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu,
không bao giờ mai một;
vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong”.
Tất cả mọi sấm ngôn đều chứa đựng một viễn cảnh sắp xảy đến, đồng thời mở ra một viễn cảnh xa mà tác giả thoáng thấy.
4.Viễn cánh sắp xảy đến:
Nếu đọc toàn bộ chương 7 này, chúng ta nhận ra nhân vật “Con Người” này vừa là một cá nhân vừa là một tập thể. Viễn cảnh nhị trùng này rất phù hợp với tâm thức Do thái. “Con Người” là vị thủ lãnh lý tưởng mà Dân Thiên Chúa hằng mong đợi, đồng thời chính là Dân Thiên Chúa. Những câu tiếp theo giải thích rõ điều này. Khi con thú thứ tư bị tiêu diệt vĩnh viễn, rồi sẽ có một cuộc xét xử, theo đó:
“Còn vương quốc với quyền thống trị
cũng như địa vị cao cả của các vương quốc khắp thiên hạ
sẽ được trao cho dân thánh của Đấng Tối Cao” (Đn 7: 27).
Với những tín hữu trung kiên trong thử thách, vị ngôn sứ loan báo cuộc giải thoát sắp đến và đảm bảo vinh quang dành cho những người tử vì đạo. “Con Người”, về phương diện tập thể, là Dân Ít-ra-en, được giải thoát, tìm lại nền độc lập và với tư cách là dân thánh nhận được quyền thống trị trên thế giới lương dân.
5.Viễn cảnh cánh chung:
Thị kiến của vị ngôn sứ không đề cập gì đến ngày tận thế. Tuy nhiên, những viễn cảnh cánh chung không bao giờ vắng bóng trong các sách khải huyền: đây là luật của văn thể khải huyền. Những biến cố, được loan báo như sắp xảy đến, được đưa vào trong bức tranh rộng lớn về thế giới đang đến. Những sách khải huyền Do thái sau sách Đa-ni-en quả thật đã lấy lại diễn ngữ “Con Người” mà ban cho một nhân vật vừa cá nhân hơn, vừa cánh chúng hơn; như sách Ê-nốc gần kề với kỷ nguyên Ki-tô giáo.
Khi nhận lấy cho mình tước hiệu “Con Người”, Đức Giê-su muốn nói rằng Ngài thuộc vào nhân loại – điều này cho phép Ngài mang lấy trên mình vận mệnh của nhân loại – đồng thời Ngài thuộc vào Thiên Chúa. Như vậy, Đức Giê-su khẳng định rằng Ngài bảo đảm cuộc chiến thắng tối hậu.
BÀI ĐỌC II (2Proverbs 1:16-19)
Ngay từ đầu thư thứ hai, tác giả đã tự giới thiệu mình: “Tôi là Si-mê-ôn Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô” (1: 1). Chắc chắn thư này chứa đựng những bút tích của chính thánh Phê-rô, như chính thánh nhân gợi lên cái chết sắp đến của mình: “Vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết” (1: 14); hay thánh nhân đưa ra những lời khuyên nhũ sau cùng, nhắc lại sự kiện thánh nhân được tham dự vào biến cố “Biến Hình”. Tuy thế, xem ra đúng hơn bức thư là một di cảo, được một trong các môn đệ của thánh nhân bổ sung sau khi thánh nhân đã qua đời để đương đầu với những hoàn cảnh mới. Như vậy những lời cảnh giác được lập lại chống lại bè ngộ đạo gợi ra ngày tháng xuất bản khá muộn thời.
1.Một chứng nhân về biến cố Biến Hình:
Đoạn trích thư hôm nay dâng hiến hai lợi ích. Lợi ích thứ nhất là nêu lên biến cố Biến Hình. Cuộc Biến Hình không là một câu chuyện thần thoại hoang đường, nhưng là một biến cố thực mà chính thánh Tông Đồ Phê-rô đã là một chứng nhân: “Chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người… Tiếng đó, chính chúng tôi đã nghe thấy từ trời phán ra, khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người”. Như vậy, đức tin của người Ki-tô hữu có thể dựa vào lời chứng của các Tông Đồ.
2.Lời chứng của các ngôn sứ:
Lợi ích thứ hai của đoạn trích này là mối liên hệ mà vị tông đồ thiết lập giữa sức mạnh lời chứng của các tông đồ và sự chắc chắn lời chứng của các ngôn sứ. Chắc hẳn thánh Phê-rô nghĩ đến vinh quang của Con Người trong thị kiến của Đa-ni-en và đến vinh quang được hứa ban cho Người Tôi Trung đau khổ trong bản văn I-sai-a (Isaiah 52:13 và 53: 10-12). Thánh Tông Đồ Phê-rô khẳng định cách minh nhiên nhân vật được Kinh Thánh linh hứng. Thánh Phao-lô cũng khẳng định như thế trong thư thứ hai của thánh nhân gởi cho ông Ti-mô-thê: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng” (2Tm 3: 16).
Như vậy đức tin Ki-tô giáo dựa niềm xác tín của mình trên lời chứng của các ngôn sứ – lời chứng này xác minh lời chứng của của các Tông Đồ. “Lời các ngôn sứ” này được sánh ví với “chiếc đen tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em”, nghĩa là cho đến ngày quang lâm của Đức Ki-tô. Sao Mai là tước hiệu thiên sai bắt nguồn từ sách Dân Số, theo đó vua Đa-vít được loan báo dưới dấu hiệu của một ngôi sao trong lời sấm của ông Bi-lơ-am:
“Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc,
tôi nhìn nhưng chưa thấy nó kề bên;
một vị sao xuất hiện từ Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24: 17).
Tước hiệu “Sao Mai” này được đưa vào trong các sách khải huyền. Sách Khải Huyền của thánh Gioan nhắc lại điều này cách chính xác: “Chính Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời”(Kh 22: 16).
Thánh Phê-rô nội tâm hóa biểu tượng này: chính trong lòng mà ánh sáng của Chúa Ki-tô bừng lên; cuộc sống của người Ki-tô hữu rực rỡ ánh vinh quang của Đấng Phục Sinh, mà cuộc Biến Hình cho một thị kiến tiếp cận.
TIN MỪNG (Matthew 17:1-9)
Bài trình thuật biến cố Biến Hình là một trong những bài trình thuật Tin Mừng chất nặng mầu nhiệm nhất, nhưng cũng là một trong những bài trình thuật phong phú nhất về giáo huấn. Cả ba Tin Mừng Nhất lãm tường thuật biến cố Biến Hình nầy đều đặt vào trong bối cảnh vài ngày sau lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô và lời loan báo đầu tiên về cuộc Thương Khó của Đức Giê-su. Trước đó, Đức Giê-su đã thăm dò niềm tin các tông đồ của Ngài khi hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”. Thánh Phê-rô đã thay mặt cho các môn đệ khi tuyên xưng: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nghĩ rằng giây phút đã đến để mặc khải Ngài là Đấng Ki-tô như thế nào, Đức Giê-su loan báo cuộc Thương Khó của Ngài. Tuy nhiên, lời loan báo này đã gặp phải sự phản kháng dữ dội của thánh Phê-rô, bởi vì thánh nhân không thể nào dung hòa được một viễn cảnh về Đấng Ki-tô chịu đau khổ như thế với lời tuyên xưng của thánh nhân về một Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Biến cố Biến Hình mang đến một câu trả lời. Chúa Giê-su nhận ra lời loan báo về cuộc Thương Khó của Ngài đã gây nên cơn choáng váng đối với các môn đệ của Ngài. Vì thế, như một cách thức giải tỏa sự kỳ chướng của thập giá, Đức Giê-su đã đem ba môn đệ lên núi cao và ở đó Ngài thay đổi hình dạng trước mắt các ông để cho các ông thấu hiểu rằng đau khổ và tử nạn là con đường cứu độ mà Ngài phải đi qua, nhưng đây không là một ngõ cụt mà là khai mở cuộc Phục Sinh vinh hiển. Vì thế, biến cố Biến Hình là tham dự trước cuộc Phục Sinh vinh quang.
1.Thời gian và nơi chốn (17: 1)
Bài trình thuật bắt đầu với thời điểm “Sáu ngày sau”. Thời điểm nầy, xét về phương diện văn chương, đóng vai trò chuyển tiếp vừa để nối kết với bài trình thuật đi trước, nhưng đồng thời vừa để dẫn vào bài trình thuật theo sau. “Sáu ngày sau” nghĩa là sáu ngày sau khi thánh Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (Matthew 16:16) và sự phản kháng của thánh nhân trước lời loan báo cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Thầy đến nổi Chúa Giê-su tuyên bố với các môn đệ rằng con đường thập giá là điều kiện tất yếu của những ai muốn làm môn đệ Ngài. Bài trình thuật đi trước kết thúc với một lời nói bí nhiệm của Đức Giê-su: “Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị” (Matthew 16:28). Vì thế, đa số các Giáo Phụ và các nhà chú giải nhận thấy câu nói bí nhiệm nầy là lời loan báo trực tiếp đến biến cố Biến Hình, đặc biệt kiểu nói “trong số người có mặt ở đây” có thể nhắm đến ba môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân cho biến cố Biến Hình nầy. Thêm nữa, “Sáu ngày sau” xem ra quy chiếu đến Xh 24: 16: “Vinh quang Đức Chúa ngự trên núi Xi-nai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây, Người gọi ông Mô-sê”. Chính ở trên núi cao nơi tách biệt nầy mà Đức Giê-su, Mô-sê mới, Đấng giải phóng dân mới của Ngài, dẫn ba môn đệ đặc tuyển lên núi cao để chứng kiến vinh quang của Ngài.
Cuộc Biến Hình chỉ có ba nhân chứng : “Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan đi theo mình”. Trước đây, cũng chính ba môn đệ nầy được Đức Giê-su cho phép chứng kiến việc Ngài phục sinh con gái ông Gia-ia (Mc 5 : 37); sau này, cũng chính ba môn đệ nầy được Đức Giê-su dẫn theo với Ngài vào trong vườn Ô-liu, ở đó họ sẽ là những nhân chứng về cơn hấp hối của Ngài (Mt 26 : 37). Trước đây, ở nơi việc Chúa Giê-su làm cho con gái của ông Gia-ia được sống lại, ba môn đệ nầy chứng kiến quyền năng của Ngài trên cả sự chết (Mc 5 : 37), giờ đây, ở nơi cuộc Biến Hình vinh hiển nầy, họ còn nghe Chúa Cha minh chứng về Đức Giê-su (Mt 17 : 5), để rồi sau nầy trong cuộc Khổ Nạn của Ngài, họ có đủ nghị lực chịu đựng và tin tưởng khi thấy Thầy mình phải chịu khổ hình.
Nếu trong cuộc Biến Hình này, ba môn đệ đặc tuyển này được diễm phúc chứng kiến giờ phút vinh quang của Thầy mình với tư cách là Con Thiên Chúa, thì trong vườn Ô-liu, chính cũng ba người môn đệ này cũng chứng kiến giờ phút bi thương của Thầy mình với tư cách là Đấng Mê-si-a mang thân phận của Người Tôi Tớ chịu đau khổ, cảm thấy kinh hoàng khiếp đảm trước cuộc Thương Khó và Tử Nạn của mình.
Việc thánh Phê-rô được dự phần vào biến cố Biến Hình rất quan trọng, bởi vì thánh nhân gặp thấy ở nơi biến cố này sự cũng cố cho lời tuyên xưng linh hứng của mình ở Xê-da-rê : “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16 : 16). Mặt khác, thánh nhân chứng kiến một Đức Giê-su vinh hiển thay thế cho hình ảnh về một Đấng Ki-tô chịu đau khổ mà theo quan điểm của thánh nhân, thánh nhân không thể nào chấp nhận được. Vị thủ lãnh của các Tông Đồ, sau nầy sẽ đảm nhận một công việc khó khăn là rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh giữa hai tên gian phi, thì lúc nầy chiêm ngưỡng Đức Giê-su vinh hiển, ở giữa hai nhân vật nổi tiếng nhất của lịch sử Ít-ra-en. Vì thế, cuộc Biến Hình là phản đề của đồi Sọ. Như vậy, niềm tin, trên đó tất cả niềm tin của Giáo Hội dựa vào, đặt nền móng ở nơi biến cố Biến Hình này.
Thánh Gio-an, người môn đệ trung tín sẽ theo bước chân của Thầy cho đến dưới chân thập giá để chiêm ngắm một thân thể bị bầm dập rách nát không còn hình tượng người của Đấng chịu đóng đinh trên khổ giá, chính thánh nhân sẽ viết trong Tựa Ngôn Tin Mừng của mình: “Chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài… Ngài là ánh sáng, ánh sáng thật… đầy tràn ân sủng và sự thật…”. Ẩn hiện ở nơi Tựa Ngôn nầy là bức tranh về biến cố Biến Hình. Còn thánh Gia-cô-bê là vị Tông Đồ đầu tiên chết vì niềm tin của mình.
Tại sao Đức Giê-su phải nhọc công dẫn các môn đệ đến nơi núi đồi hoang vắng này, chẳng những thế mà lại còn leo lên đến tận ngọn núi cao? Thánh Lu-ca hé mở cho chúng ta thấy câu trả lời : “Ngài lên núi để cầu nguyện” (Lc 9 : 29). Theo truyền thống Cựu Ước, “núi” là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra. Vì thế, việc núi không được nêu tên không phải là không có chủ ý, bởi vì, kiểu nói “trên ngọn núi cao” không thuộc trật tự địa dư nhưng tâm linh. Trong vài giây phút nữa, ngọn núi Ga-li-lê nầy sẽ mang dáng dấp ngọn núi Xi-nai, nơi các môn đệ chứng kiến cuộc biến hình vinh hiển của Đức Giê-su và cuộc thần hiển của Ba Ngôi Thiên Chúa.
2.Chúa Giê-su bày tỏ vinh quang của Ngài (17: 2-3)
Thánh Lu-ca đặt biến cố Đức Giê-su biến đổi hình dạng: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng” vào trong mối tương quan tăng dần theo lời cầu nguyện của Chúa Giê-su với Cha Ngài: “Đang lúc Ngài cầu nguyện, dung mạo Ngài bổng đổi khác, y phục Ngài trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9: 29). Còn thánh Mát-thêu thì mô tả Đức Giê-su bổng chốc thay hình đổi dạng thành một người rạng ngời vinh hiển. Biến cố Biến Hình nầy mặc khải rằng con người xác thịt của Ngài có mối liên hệ mật thiết với chính con người thần linh của Ngài, nghĩa là cái chết không có toàn quyền trên thân xác của Ngài; theo một cách nào đó, biến cố Biến Hình là một sự tham dự trước vinh quang Phục Sinh của Ngài.
Chính trên một ngọn núi (núi Xi-nai hay núi Khô-rếp) mà ông Mô-sê và ông Ê-li-a đã lần lượt gặp Thiên Chúa. Cũng chính trên một ngọn núi Ga-li-lê, “bỗng ba môn đệ thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Ngài”. Sự hiện diện của hai nhân vật siêu phàm này bảo lãnh tuyệt vời cho tước vị Ki-tô của Đức Giê-su, bởi vì ông Mô-sê đã loan báo rằng một vị ngôn sứ vĩ đại sẽ đến, lời của Đấng ấy sẽ là lời của chính Thiên Chúa (Đnl 18 : 18); còn ông Ê-li-a, theo truyền thống, phải tái lâm để chuẩn bị cho việc Đấng Ki-tô ngự đến. Hơn nữa, hai nhân vật nầy, hiện diện bên cạnh Đức Giê-su vinh hiển, không chỉ biểu tượng cho Lề Luật và Ngôn Sứ, nhưng còn là những người trung gian tuyệt mức của Giao-Ước. Như vậy, họ đại diện cho khởi điểm và đích điểm Lịch Sử Cứu Độ được thành tựu nơi Đức Giê-su. Vì thế, biến cố Biến Hình nhấn mạnh mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Bài trình thuật của thánh Lu-ca nói với chúng ta rằng hai ông Mô-sê và Ê-li-a đàm đạo với Đức Giê-su về “cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem” (Lc 9 : 31). Từ ngữ “xuất hành” nhắc nhớ đến cuộc hành trình gian khổ nhất của dân Ít-ra-en: ra khỏi đất Ai-cập và lang thang trong hoang địa suốt bốn mươi năm trường. Cuộc hành trình ấy đòi hỏi dân Thiên Chúa đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng dẫn đưa họ đến Đất Hứa. Với một niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đức Giê-su cũng dấn thân vào một cuộc hành trình gian khổ nhất, một cuộc hành trình dẫn Ngài đến thập giá, nhưng cũng là cuộc hành trình dẫn Ngài đến vinh quang.
3.Phản ứng của các môn đệ (17: 4)
Trong chương nầy, như trong những chương trước đây, thánh Mát-thêu nêu bật nhân vật Phê-rô. Trước đây, trong câu chuyện Chúa Giê-su đi trên mặt biển phong ba bão tố mà đến cứu giúp các ông, chỉ mình thánh Phê-rô lên tiếng xin được đi trên mặt biển mà đến với Thầy (Mt 14 : 28); trong câu chuyện Chúa Giê-su hỏi các ông Ngài là ai, chỉ mình ông Phê-rô tuyên xưng niềm tin vào Đức Giê-su ở Xê-da-rê, và chỉ mình ông đã bày tỏ nổi bất bình khi Thầy mình loan báo cuộc Tử Nạn. Trong câu chuyện nầy, thánh Phê-rô cũng là người duy nhất phản ứng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay!Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê và một cho ông Ê-li-a”. Vốn bản tính nhiệt thành, thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao thì nói vậy, thánh Phê-rô cảm thấy hạnh phúc đến độ ông không thể nén được niềm mong ước của mình là được kéo dài kinh nghiệm này luôn mãi nên đề nghị dựng ba lều: một cho Đức Giê-su, một cho ông Mô-sê và một cho ông Ê-li-a. Khi phát biểu ý kiến như vậy, thánh nhân không nghĩ gì đến mình và các bạn đồng môn của mình.
Tuy nhiên, có thể thánh nhân nghĩ đến ý nghĩa của ngày lễ Lều, ngày lễ tưởng niệm các chi tộc Ít-ra-en đã dựng lều trong hoang địa trước khi được định cư trong Đất Hứa. Trong nỗi mong chờ Thiên Chúa thực hiện Lời Hứa của Người là ban cho dân Đấng Ki-tô, Lễ Lều này cũng bày tỏ niềm mong đợi thời thiên sai. Theo truyền thống Do thái, vào thời sau hết, thời thiên sai, Thiên Chúa sẽ ở giữa dân Ngài (Ed 37 :27 ; Hs 12 : 10) trong lều vinh quang của Ngài, còn dân chúng sẽ dựng lều chung quanh Đấng Ki-tô của họ (Ga 1 : 14) và các dấu lạ thời Xuất Hành sẽ tái diễn. Vì thế, qua phản ứng nầy, có thể trong tiềm thức, thánh Phê-rô chứng nhận rằng mình luôn luôn tin vào sự đăng quang vinh hiển của Đấng Ki-tô. Khi đề nghị dựng ba lều, ông nghĩ rằng thời chung cuộc đã đến và cho rằng đã đến lúc thiết lập thiên đàng ở trên trái đất ngỏ hầu cuộc thần hiển trong một ngày sẽ kéo dài mãi mãi. Như chúng ta biết trước đây thánh nhân từ chối con đường khổ nạn mà Thầy mình đã loan báo, bây giờ thánh nhân không muốn xuống núi để được sống trong cảnh tượng vinh quang của Thầy. Thánh nhân muốn đạt đến vinh quang mà không phải qua con đường khổ nạn.
4.Chúa Cha mặc khải (17: 5-7)
“Ông Phê-rô còn đang nói, chợt có một đám mây sáng ngời bay đến phủ bóng trên các ông”. Biết bao lần trong Cựu Ước, đám mây sáng ngời vừa bày tỏ nhưng đồng thời che phủ sự hiện diện của Thiên Chúa trước mắt của phàm nhân; vì thế, đám mây sáng ngời là dấu chỉ sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa khôn tả (Xh 40 : 34-35 ; 1V 8 : 10-12 ; Ed 10 : 3-4 ; Tv 18 : 12). Sự kiện đám mây sáng ngời bao phủ trên ba vị Tông Đồ chính là hiệp nhất họ với Đức Giê-su, liên kết họ nên một với mầu nhiệm của Ngài, trong mặc khải kín nhiệm mà họ không được hé lộ ra cho bất cứ ai trước khi Ngài sống lại, như Đức Giê-su truyền lệnh cho họ.
Một giọng nói vang lên như vào ngày Đức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan; tuy nhiên, ở đây không còn là “các tầng trời mở ra và Thần Khí ngự xuống trên Ngài”, nhưng “dung mạo Ngài chói lọi như mặt trời và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng”, nghĩa là, ở nơi con người Đức Giê-su Thực Tại Thiên Quốc, hay chính Thiên Chúa đích thân hiện diện. Qua lời giới thiệu này: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài”, Chúa Cha công bố tước vị “Con Thiên Chúa” của Đức Giê-su không chỉ nhấn mạnh sự đặc tuyển, nhưng cũng nhắm đến tầm quan trọng của sứ điệp: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Huấn lệnh nầy xem ra nhắc nhớ lời hứa của Đức Chúa với dân Người qua ông Mô-sê: từ giữa họ, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một vị ngôn sứ vĩ đại như Mô-sê, Người sẽ đặt lời Người trên miệng của Đấng ấy, vì thế “Các ngươi hãy nghe vị ấy” (Đnl 18 : 15).
Thiên Chúa nói với mọi người nơi Đức Giê-su, Đấng vẫn tiếp tục nói trong mọi thời đại qua Giáo Hội của Ngài: “Giáo Hội không ngừng lắng nghe những lời của Ngài. Giáo Hội lập đi lập lại mãi. Với trọn tấm lòng mộ mến, Giáo Hội tái xây dựng từng chi tiết sự sống của Ngài. Những lời này cũng được những người không Ki-tô hữu lắng nghe. Sự sống của Chúa Ki-tô cũng nói cho nhiều người không có khả năng lập lại với thánh Phê-rô: ‘Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Matthew 16:16). Ngài, Con Thiên Chúa hằng sống, cũng nói cho dân chúng với Tư cách Phàm Nhân: chính sự sống của Ngài phát ngôn, nhân tính của Ngài, sự trung thành của Ngài với sự thật, tình yêu ôm trọn mọi người của Ngài. Ngoài ra, cái chết của Ngài trên thập giá lên tiếng – phải nói chiều sâu vô phương dò thấu của đau khổ và bỏ rơi. Giáo Hội không bao giờ ngừng sống lại cái chết của Ngài trên Thập Giá và sự phục sinh của Ngài, chúng cấu thành nội dung của cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội… Giáo Hội sống mầu nhiệm này, rút ra không biết mệt từ đó và luôn mãi tìm kiếm những con đường mang mầu nhiệm này của Thầy và của Chúa đến nhân loại – đến mọi dân tộc, mọi quốc gia, những thế hệ kế tiếp, và mỗi một con người” (John Paul II, “Redemptor hominis”, 7).
“Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống mặt đất”: Đây là nỗi sợ hãi linh thánh mà phàm nhân cảm thấy khi diện kiến Thiên Chúa. “Đức Giê-su đến gần”: Động từ “đến gần” là một động từ thánh Mát-thêu rất tâm đắc, nhưng chỉ có hai lần được áp dụng cho Đức Giê-su: ở đây và ở 28: 16-18. Trong cả hai trường hợp, Đức Giê-su đến gần các môn đệ với mục đích là trợ giúp những kẻ đang sợ hãi hoặc hoài nghi.
Tin Mừng Mát-thêu đóng khung cuộc đời công khai của Đức Giê-su giữa hai ngọn núi. Khi chuẩn bị ra đi thi hành sứ vụ, chính trên “một ngọn núi rất cao” (4: 8) mà quỷ đã cám dỗ Đức Giê-su nhận quyền hành trên toàn thế giới từ tay nó: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (4: 9); nhưng Ngài đã dứt khoát từ chối. Khi kết thúc sứ mạng của Ngài và khởi đầu sứ mạng của các môn đệ, chính cũng trên “một ngọn núi” (28: 16) mà Đức Giê-su gặp gỡ nhóm Mười Hai lần cuối cùng trước khi từ giả các ông mà về trời. Cũng chính ngọn núi này Ngài tuyên bố: “Thầy đã được Thiên Chúa trao toàn quyền trên trời dưới đất” và sai phái các ông đi loan báo Tin Mừng “cho muôn dân”. Vì Ngài đã từ chối nhận mọi quyền hành từ tay quỷ dữ, nên giờ đây Ngài nhận được mọi quyền hành từ tay Thiên Chúa.
Giữa hai biến cố nêu trên, có một biến cố khác cũng xảy ra trên một ngọn núi cao: Đức Giê-su hiển lộ vinh quang thần linh của Ngài, báo trước cuộc khải hoàn Phục Sinh của Ngài. Biến cố này đã xảy ra sau khi Đức Giê-su gạt bỏ đề nghị của Xa-tan qua miệng thánh Phê-rô tìm cách ngăn cản Ngài đi theo con đường cứu độ đầy đau khổ của Thiên Chúa. Theo văn cảnh xa, có thể nói bản văn thuật lại biến cố Biến Hình vừa tóm tắt các chước cám dỗ vừa đón nhận trước cuộc diện kiến trên núi giữa Đấng Phục Sinh và các môn đệ. Chúng ta thấy ở đây có các yếu tố của hai tình trạng ấy của Đức Giê-su: giữa việc Con Thiên Chúa vinh quang và Đấng Ki-tô phải chịu đau khổ nổi bật lên như một gạch nối sự chọn lựa dứt khoát, thái độ cương quyết của Đức Giê-su là đi cho đến tận cùng thánh ý Chúa Cha. Điểm này được minh chứng theo văn cảnh gần: cuộc Biến Hình được đóng khung giữa hai lời loan báo về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh (16: 21-23; 17: 22-23).
Linh Mục Inhaxiô Hồ Thông
16For their feet run to evil, and make haste to shed blood.
17But a net is spread in vain before the eyes of them that have wings.
18And they themselves lie in wait for their own blood, and practise deceits against their own souls.
19So the wage of every covetous man destroy the souls of the possessors.
1And after six days Jesus taketh unto him Peter and James, and John his brother, and bringeth them up into a high mountain apart:
2And he was transfigured before them. And his face did shine as the sun: and his garments became white as snow.
3And behold there appeared to them Moses and Elias talking with him.
4And Peter answering, said to Jesus: Lord, it is good for us to be here: if thou wilt, let us make here three tabernacles, one for thee, and one for Moses, and one for Elias.
5And as he was yet speaking, behold a bright cloud overshadowed them. And lo, a voice out of the cloud, saying: This is my beloved Son, in whom I am well pleased: hear ye him.
6And the disciples hearing, fell upon their face, and were very much afraid.
7And Jesus came and touched them: and said to them, Arise, and fear not.
8And they lifting up their eyes saw no one but only Jesus.
9And as they came down from the mountain, Jesus charged them, saying: Tell the vision to no man, till the Son of man be risen from the dead.
16Then they that feared the Lord spoke every one with his neighbour: and the Lord gave ear, and heard it: and a book of remembrance was written before him for them that fear the Lord, and think on his name.
16For their feet run to evil, and make haste to shed blood.
17But a net is spread in vain before the eyes of them that have wings.
18And they themselves lie in wait for their own blood, and practise deceits against their own souls.
19So the wage of every covetous man destroy the souls of the possessors.
13Behold my servant shall understand, he shall be exalted, and extolled, and shall be exceeding high.
1And after six days Jesus taketh unto him Peter and James, and John his brother, and bringeth them up into a high mountain apart:
2And he was transfigured before them. And his face did shine as the sun: and his garments became white as snow.
3And behold there appeared to them Moses and Elias talking with him.
4And Peter answering, said to Jesus: Lord, it is good for us to be here: if thou wilt, let us make here three tabernacles, one for thee, and one for Moses, and one for Elias.
5And as he was yet speaking, behold a bright cloud overshadowed them. And lo, a voice out of the cloud, saying: This is my beloved Son, in whom I am well pleased: hear ye him.
6And the disciples hearing, fell upon their face, and were very much afraid.
7And Jesus came and touched them: and said to them, Arise, and fear not.
8And they lifting up their eyes saw no one but only Jesus.
9And as they came down from the mountain, Jesus charged them, saying: Tell the vision to no man, till the Son of man be risen from the dead.
16Simon Peter answered and said: Thou art Christ, the Son of the living God.
28Amen I say to you, there are some of them that stand here, that shall not taste death, till they see the Son of man coming in his kingdom.
16Simon Peter answered and said: Thou art Christ, the Son of the living God.