Suy Niệm Lễ Chúa Ki-tô Vua

Đức Giê-su không những là Thầy, là Anh, là bạn mà còn là Vua chúng ta nữa.

Lễ Chúa Ki-tô Vua đã được Đức Pi-ô XI thiết lập, nhằm khẳng định niềm tin của Giáo Hội vào quyền tối thượng hoàn vũ của Chúa Ki-tô trên cá nhân, gia đình và xã hội. Trong Thông Điệp của ngài “Quas primas” được ban hành vào ngày 11 tháng 12 năm 1925, Đức Pi-ô XI tố cáo đặc biệt chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa này phủ nhận triệt để vương quyền của Chúa Ki-tô. Đức Giê-su không những là Thầy, là Anh, là bạn mà còn là Vua chúng ta nữa. 
Bài đọc I gợi nhớ tổ tiên của Chúa Ki-tô là vua Đa-vít. Trước đó, Đa-vít đã được các chi tộc miền Nam phong vương, bây giờ lại được các chi tộc miền Bắc tôn làm vua tại Khép-rôn. Như vậy, vua Đa-vít, tổ tiên của Đức Giê-su, đã thống nhất toàn thể dân Ít-ra-en và đã thiết lập triều đại bình an thịnh trị.

Colossians 1:12-20Christ the King8

Trong thư của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê, chúng ta gặp thấy một bài thánh thi phụng vụ của Giáo Hội tiên khởi, tôn vinh Chúa Ki-tô, Ngài là Chủ Tể của vũ trụ và là Thủ Lãnh của Giáo Hội.

Lc 23: 35-43

Tin Mừng Lu-ca thuật lại tình tiết của người gian phi sám hối. Anh nhận ra ở nơi Đức Giê-su chịu đóng đinh là Người Công Chính thập toàn, Vua Thiên Quốc, Đấng đầy lòng xót thương và có quyền đưa các tội nhân vào trong Vương Quốc của Ngài. 


BÀI ĐỌC I (2Sm 5: 1-3)

Bài Đọc I đưa chúng ta trở lại bối cảnh của năm 1000 trước Công Nguyên. Trong thời gian dài, dân Ít-ra-en đã từ chối chọn cho mình một vị vua, vì cho rằng chỉ duy một mình Đức Chúa là vua của họ.

1. Hoàn cảnh đòi buộc:

Trong những giờ phút nguy kịch cần đến những hành động đúng lúc, các chi tộc chỉ định những vị đứng đầu tạm thời mà họ gọi các “Thủ Lãnh”. Nhưng trước mối nguy của quân Phi-li-tinh càng lúc càng khẩn thiết và nghiêm trọng, toàn dân Ít-ra-en cảm thấy cần phải có một vị vua để huy động mọi sức mạnh và phối hợp mọi thế lực. Ngôn sứ Sa-mu-en, vị Thủ Lãnh cuối cùng, đã được Thiên Chúa truyền xức dầu phong vương ông  Sa-un (vào năm 1030-1025 trước Công Nguyên). Nhưng vua Sa-un đã làm những điều nghịch lại Đức Chúa, vì thế một lần nữa, ngôn sứ Sa-mu-en được Đức Chúa sai đi xức dầu phong vương cậu bé Đa-vít, con trai út của ông Gie-sê, thay thế vua Sa-un.

2. Đa-vít được phong vương:

Kể từ khi còn ở dưới trướng của vua Sa-un, Đa-vít đã tỏ ra là một người có tài thao lược. Ngay chính thuộc hạ của Đa-vít đã ca ngợi nhân cách của ông và lòng quảng đại của ông trong việc phân chia chiến lợi phẩm. Đồng thời, việc ông xuất thân từ làng Bết-lê-hem chiếm được cảm tình của các chi tộc miền Nam, họ đã tôn ông lên làm vua tại Khép-rôn (vào năm 1010 trước Công Nguyên).

Vào lúc đó, các chi tộc miền Bắc vẫn trung thành với nhà Sa-un. Nhưng những cuộc tránh chấp quyền hành và những cuộc trả thù đã dẫn đến việc ám sát vua Ít-bô-sét, con vua Sa-un. Vì thế, các chi tộc miền Bắc liên minh với vua Đa-vít. Đoạn trích hôm nay là chuyện tích về các chi tộc miền Bắc quy phục vua Đa-vít.

3. Sấm ngôn về hậu duệ của vua Mê-si-a:

Như vậy, vua Đa-vít trở thành vua của toàn dân Ít-ra-en và cai trị một dân thống nhất; “vua Đa-vít lập giao ước” với toàn thể các chi tộc Ít-ra-en. Vua đã chiếm Giê-ru-sa-lem và thiết lập thành này làm thủ đô. Đa-vít là vị vua đầu tiên của thành thánh, thành này sẽ là biểu tượng nơi cư ngụ của Đức Chúa ở cõi thế. Các ngôn sứ sẽ nêu bật nhân vật Đa-vít và sẽ loan báo rằng từ nhà Đa-vít sẽ sinh hạ vua Mê-si-a mà vương quốc của Ngài sẽ muôn đời là vương quốc bình an và công chính.


BÀI ĐỌC II (Colossians 1:12-20)

Đoạn trích thư của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê này chứa đựng một bài thánh thi tôn vinh Đức Ki-tô, Chủ Tể của vũ trụ và Thủ Lãnh của Giáo Hội.

1. Bối cảnh:

Thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê được viết trong khi thánh nhân bị giam cầm ở Rô-ma vào khoảng những năm 61 và 63. Trong thời gian này, thánh Phao-lô đã suy nghĩ sâu xa về Chúa Ki-tô, trên cùng một mức độ như người ta gặp thấy trong thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-xô, thư này thuộc cùng một thời kỳ. Nhưng bài thánh thi, trung tâm phát triển đạo lý của thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê, xem ra là một bản văn phụng vụ của Giáo Hội tiên khởi, cũng như bài thánh thi được trích dẫn trong thư gởi tín hữu Phi-líp-phê. Trong trường hợp thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê này, bài thánh thi là câu trả lời tốt nhất cho những biện luận sai lạc được phổ biến trong khắp các giáo đoàn miền Phygia. Thánh nhân đã được báo cho biết những biện luận sai lạc này: chúng giảm thiểu vai trò của Chúa Ki-tô trong công trình tạo dựng cũng như công trình cứu độ, vì quá đề cao những quyền năng trung gian, nhất là các thiên sứ. Đoạn trích hôm nay gồm có hai phần: phần dẫn nhập (1: 12-14) và bài thánh thi (1: 15-20).

A.Phần dẫn nhập (1: 12-14):

a. Vương Quốc Thánh Tử:

Phần dẫn nhập mở đầu với việc chúc tụng Chúa Cha. Ở phần dẫn nhập này, chúng ta gặp thấy lần duy nhất trong Tân Ước diễn ngữ “vương quốc Thánh Tử chí ái”. Các thánh ký nói về Vương Quốc Thiên Chúa hay Nước Trời, chứ không Vương Quốc Thánh Tử. Thật ra, trước quan Phi-la-tô, Đức Giê-su đã công bố mình là vua và Nước của Ngài không thuộc về thế gian này (Ga 18: 36). Ở đây, rõ ràng thánh Phao-lô ca ngợi vương quốc của Thánh Tử.

b.Cảm tạ Chúa Cha:

Chính luôn luôn với Chúa Cha mà thánh nhân dâng lên lời cầu nguyện của mình và cũng chính luôn luôn về Chúa Cha mà thánh nhân quy chiếu đến nguyên lý cứu độ. Lời cầu nguyện của Giáo Hội cũng sẽ theo cùng một chuyển động như thế: cầu nguyện là hành vi cảm tạ Chúa Cha, vì Đức Ki-tô và nhờ Đức Ki-tô.

Rõ ràng thánh nhân đang mời gọi các Ki-tô hữu gốc lương dân, chắc chắn họ chiếm đa số trong Giáo Đoàn Cô-lô-xê, hãy cảm tạ Chúa Cha, Đấng “đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng”. Ơn cứu thoát vốn là gia nghiệp được dành riêng cho dân Ít-ra-en xưa, nay Thiên Chúa cho dân ngoại cũng được dự phần vào (x. Colossians 1:11-13). Họ được dự phần vào nhờ phép thánh tẩy, tức là lìa bỏ mọi quyền lực tối tăm mà bước vào “trong cõi đầy ánh sáng”.

Đoạn, thánh Phao-lô chuyển từ “anh em” sang “chúng ta”: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm”. Như vậy, thánh nhân không tự tách mình ra khỏi cộng đoàn tín hữu. Không phải chính thánh nhân cũng đã được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm và được ánh sáng chói lòa của Đấng Phục Sinh quật ngã và chinh phục trên đường Đa-mát đó sao?

c.Ơn cứu chuộc:

Sau cùng, lời ca ngợi cao cả nhất dâng lên Thiên Chúa: “Người đã đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi”. Quả thật, “Ơn cứu chuộc” không gì khác hơn là giải thoát khỏi cảnh đời nô lệ của tội lỗi, tức là ơn tha thứ tội lỗi, do sáng kiến của Chúa Cha, nhờ Thánh Tử.

Chúng ta lưu ý rằng ở đây thánh Phao-lô dùng thì quá khứ: “Người đã đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử chí ái”. Đây là nét đặc trưng của các “thư trong tù” của thánh nhân. Ơn cứu chuộc là một thực tại đã được thực hiện rồi và đang thành tựu. Trong thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô, thánh nhân cũng nói như thế: “Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Giê-su Ki-tô trên cõi trời” (Ephesians 2:6). Trong cảnh xiềng xích, thánh nhân đã chiêm ngắm mầu nhiệm; thánh nhân định lượng sự viên mãn của mầu nhiệm; thánh nhân chăm chú chiêm ngưỡng ơn cứu độ đã được thực hiện và đang đơm bông kết trái. Từ chiêm niệm, thánh nhân dẫn đưa chúng ta vào bài thánh thi tôn vinh Thánh Tử.


B.Bài thánh thi (1: 15-20):

a.Quyền tối thượng của Đức Ki-tô trong công trình tạo dựng:

“Đức Giê-su Ki-tô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, nắm quyền Trưởng Tử trên mọi loài thọ sinh, bởi chưng chính nhờ Người, Thiên Chúa đã tạo thành muôn vật trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình”. Những câu mở đầu này áp dụng cho Đức Ki-tô những từ ngữ ca ngợi tính ưu việt của Đức Khôn Ngoan, trong các bản văn trào lưu minh triết: “Đức Khôn Ngoan phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hình ảnh lòng nhân hậu của Người” (Kn 7: 26). “Đức Chúa đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất. Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thủy, trước khi có mặt đất…Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời…Khi người đặt nền móng cho đất, ta hiện diện bên Người như tay thợ cả…” (Cn 8: 22tt.).

“Chính nhờ Người, Thiên Chúa đã tạo thành muôn vật trên trời cũng dưới đất…Hết thảy đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người”, nghĩa là Đức Ki-tô vừa nguyên nhân tác thành vừa nguyên nhân cùng đích của vũ trụ. Thánh Gioan sẽ lấy lại những từ ngữ của thư gởi các tín hữu Cô-lô-xê này trong Tựa Ngôn của mình: “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có chi tạo thành. Điều được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Galatians 1:3).

“Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại và hiện hữu nhờ liên kết với Người”. Chúng ta đừng nghĩ rằng viễn cảnh mang tính vũ trụ, nhưng mang tính thần học: Đức Ki-tô “thâu tóm” ở nơi Ngài toàn thể vũ trụ.

b.Quyền tối thượng của Đức Ki-tô trong trật tự siêu nhiên:

Nếu Đức Ki-tô là khởi nguyên công trình tạo dựng trong trật tự tự nhiên, thì Ngài không kém là khởi nguyên toàn bộ sự sống siêu nhiên. Ngài là đầu Giáo Hội, Thân Thể mầu nhiệm của Ngài. Ngài là “Trưởng Tử trên mọi loài thọ sinh” như thế nào, Ngài là người đầu tiên từ cõi chết sống lại như vậy, nghĩa là Ngài đã khai mạc sự sống vinh quang; Ngài là Chủ Tể đời sống mới này. Ngài là “khởi đầu và kết thúc, An-pha và Ô-mê-ga”, thánh Gioan sẽ nói trong sách Khải Huyền.

Chính Đức Ki-tô là tác giả của ơn cứu độ: “Nhờ máu Người đổ ra khi chết trên thập giá, Thiên Chúa đã làm hòa với mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”. Song đối với sự hài hòa của vũ trụ là sự hài hòa của các tâm hồn mà việc tha thứ tội lỗi mang lại: sự bình an trong tâm hồn này là thành quả hy tế của Đức Ki-tô.

Khi trích dẫn thánh thi ca ngợi tính ưu việt của Đức Ki-tô này, thánh Phao-lô đã thấy ở đây trước tiên một vũ khí chống lại những lời nói vớ vẩn của các triết gia Cô-lô-xê; nhưng đồng thời thánh nhân cũng đã gặp thấy ở đây diễn ngữ thần học, diễn tả sâu xa thần học của thánh nhân. Biến cố trên đường Đa-mát đã mặc khải cho thánh nhân tầm quan trọng hàng đầu của vai trò Đức Ki-tô. Con người Đức Ki-tô ngự trị trên quan điểm về ơn cứu độ, quan niệm về Giáo Hội, cũng như kinh nghiệm nội tâm của thánh nhân. Đức Ki-tô là tất cả trong mọi sự.


TIN MỪNG (Lc 23: 34-43)

Vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ này, năm phụng vụ của Tin Mừng Lu-ca, Giáo Hội trích dẫn Tin Mừng Lu-ca để gợi lên dung mạo vương đế của Đức Ki-tô.

1. Bối cảnh:

Đức Giê-su bị đóng đinh, bị bêu xấu, đối tượng của những lời nhục mạ và chế nhạo. Ở đây, chúng ta có thể nhận ra Tv 22: 8: “Thấy con ai nấy cũng chê cười, lắc đầu bĩu mỏ buông lời mĩa mai”. Ở trên đầu Ngài, một tấm bảng ghi bản án: “Đây là vua người Do thái”.

Thật ra, Tin Mừng Lu-ca bày tỏ thái độ thiện cảm của dân chúng đối với Đấng chịu đóng đinh. Họ không dự phần vào những lời nhục mạ; họ trầm ngâm đứng nhìn. Nhưng rồi một ánh sáng bất chợt lóe lên, những lời nói thốt lên trước khi mọi sự được hoàn tất. Đó là những lời nói phát xuất từ một trong hai tên gian phi chịu đóng đinh với Chúa Giê-su. Tình tiết này thuộc riêng thánh Lu-ca.

2. Lời khẩn nguyện của người gian phi sám hối:

Trong khi một trong hai tên gian phi cùng chịu đóng đinh với Chúa Giê-su buông những lời phỉ báng mà hắn đã nghe các thủ lãnh Do thái nhục mạ Đức Giê-su, thì người gian phi kia mắng nó và công bố Ngài vô tội: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng t chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”.

Ân sủng được ban ngay tức khắc cho người gian phi khiêm tốn này, anh xưng thú tội lỗi mà mình đã làm, và như thế mặc nhiên bày tỏ tâm tình sám hối của mình. Anh ta nhận ra Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a vương đế và lời cầu xin đầy tin tưởng của anh chứng tỏ anh tin chắc là mình được tha thứ: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”.

Thật hiếm khi Đức Giê-su được gọi đích danh như thế. Chắc chắn, ở đây có một ghi nhận mang tính thực tế: tiếng kêu của một tội nhân ngỏ lời với người cùng chịu chung cảnh cùng khốn với mình: “Xin nhớ đến tôi”. Đây là lời mở đầu kinh nguyện Do thái mà những người hấp hối ngỏ lời với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi”, “Xin nhớ đến giao ước của Ngài”, vân vân.

3. Lời đáp trả của Chúa Giê-su:

Đức Giê-su trả lời anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Đây là lời khẳng định long trọng: “Tôi bảo thật anh” mà Lu-ca hiếm khi sử dụng.

Tại Tin Mừng Lu-ca, diễn ngữ “Hôm nay” luôn luôn được kết nối với triều đại cứu độ. Đó là “hôm nay” mà các thiên sứ đã loan báo ở Bết-lê-hem: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (2: 11); đó là “hôm nay” mà Chúa Cha đã công bố vào lúc Chúa Giê-su chịu phép rửa: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (3: 22); đó là “hôm nay” mà Chúa Giê-su đã tuyên bố ở hội đường Na-da-rét: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe” (4: 21), và cũng là “hôm nay” mà Ngài đã ngỏ li với ông Da-kêu: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (19: 9).

Kể từ thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, niềm tin vào sự sống lại bắt đầu ló dạng, Thiên Đàng biểu tượng nơi ở mà những người công chính mong chờ sau khi qua đời. Thuật ngữ này luân phiên với diễn ngữ “trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham” mà Lu-ca nêu lên trong dụ ngôn ông phú hộ và anh La-da-rô khốn cùng. Anh La-da-rô qua đời, được vui hưởng niềm hoan lạc trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham (16: 23).

4. “Anh sẽ được ở với tôi”:

Trong lời khẩn nguyện khiêm tốn, người gian phi sám hối phó thác tương lai của mình vào Đức Giê-su. Tương lai này được tóm gọn vào lời công bố của Chúa Giê-su, lời này định nghĩa đức cậy Ki-tô giáo: “Anh sẽ được ở với tôi”. Niềm hoan lạc của Nước Trời hoàn toàn được thu tóm ở nơi lời hứa về cuộc sống thân mật với Thiên Chúa.

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Colossians 1:12-20
View in: NAB
12Giving thanks to God the Father, who hath made us worthy to be partakers of the lot of the saints in light:
13Who hath delivered us from the power of darkness, and hath translated us into the kingdom of the Son of his love,
14In whom we have redemption through his blood, the remission of sins;
15Who is the image of the invisible God, the firstborn of every creature:
16For in him were all things created in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones, or dominations, or principalities, or powers: all things were created by him and in him.
17And he is before all, and by him all things consist.
18And he is the head of the body, the church, who is the beginning, the firstborn from the dead; that in all things he may hold the primacy:
19Because in him, it hath well pleased the Father, that all fullness should dwell;
20And through him to reconcile all things unto himself, making peace through the blood of his cross, both as to the things that are on earth, and the things that are in heaven.
Colossians 1:12-20
View in: NAB
12Giving thanks to God the Father, who hath made us worthy to be partakers of the lot of the saints in light:
13Who hath delivered us from the power of darkness, and hath translated us into the kingdom of the Son of his love,
14In whom we have redemption through his blood, the remission of sins;
15Who is the image of the invisible God, the firstborn of every creature:
16For in him were all things created in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones, or dominations, or principalities, or powers: all things were created by him and in him.
17And he is before all, and by him all things consist.
18And he is the head of the body, the church, who is the beginning, the firstborn from the dead; that in all things he may hold the primacy:
19Because in him, it hath well pleased the Father, that all fullness should dwell;
20And through him to reconcile all things unto himself, making peace through the blood of his cross, both as to the things that are on earth, and the things that are in heaven.
Colossians 1:11-13
View in: NAB
11Strengthened with all might, according to the power of his glory, in all patience and longsuffering with joy,
12Giving thanks to God the Father, who hath made us worthy to be partakers of the lot of the saints in light:
13Who hath delivered us from the power of darkness, and hath translated us into the kingdom of the Son of his love,
Ephesians 2:6
View in: NAB
6And hath raised us up together, and hath made us sit together in the heavenly places, through Christ Jesus.
Galatians 1:3
View in: NAB
3Grace be to you, and peace from God the Father, and from our Lord Jesus Christ,