Thiên Chúa Không Bỏ Rơi Chúng Ta

CHÚA NHẬT I CHAY – B

Sáng thế 9: 8-15; Tv 25; I Proverbs 3:18-22; Máccô 1: 12-15

Đây là điều mà tôi đã nghe nhiều năm qua. Tôi đã nói về nó và cũng đã nghe người khác nói về nó. Khi những lỗi lầm hay những thiếu sót của chúng ta thể hiện ra bên ngoài, để xin lỗi hay thỉnh nguyện cảm thông, chúng ta nói: “Xin hãy kiên nhẫn với tôi, vì Thiên Chúa cũng chưa ruồng bỏ tôi mà”. Nói cách khác, chúng ta gắn với tiến trình trưởng thành suốt đời, mà chúng ta hy vọng, Thiên Chúa đóng một vai trò quan trọng. Đó cũng là sự bày tỏ của niềm hy vọng, đúng không? Thiên Chúa sẽ giúp tôi biến đổi và, với Thiên Chúa, tôi sẽ biến đổi.

Việc Thiên Chúa hiện diện trong tiến trình trưởng thành của chúng ta chẳng có gì là mới lạ: Thiên Chúa đã ở đó từ khởi đầu. Câu truyện được khởi đi trong đoạn mở đầu của sách Sáng thế: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng, và liền có ánh sáng”.

Như vậy, Thiên Chúa bắt đầu công trình sáng tạo và việc sáng tạo là một tiến trình luôn tiếp diễn từ lúc này.

Câu truyện Kinh thánh về nhân loại khởi đầu với Ađam và Eva, họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa. Nhưng họ không sống theo lời mời gọi thánh và tiến trình của sự dữ bắt đầu, cho đến khi Thiên Chúa quyết định bắt đầu lại tất cả – lũ lụt khiến trái đất trở lại với sự hỗn mang ban đầu như được mô tả trong chương đầu của sách Sáng thế. Tác giả sách Sáng thế dùng cùng một từ để mô tả nước mà con tàu Noe trôi trên nó, như đã được dùng để mô tả nước ban đầu trong đoạn mở đầu Sách Thánh (St 1,2). Vì thế, tác giả đang ám chỉ đển một cuộc sáng tạo mới, một khởi đầu mới cho nhân loại.

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta dù cho chúng ta có tội lỗi và yếu đuối. Tình thương của Thiên Chúa ở với chúng ta khi chúng ta trở lại với Người trong Mùa Chay này. Mỗi Mùa Chay tập trung vào sự chuẩn bị thanh tẩy và canh tân. Ngay từ những ngày đầu, Kitô hữu đã đọc qua câu truyện về ông Noe và trận lụt như một kiểu phép Rửa. Nước của trận lụt, như thư I của thánh Phêrô nhắc chúng ta, là “hình bóng của phép Rửa cứu thoát anh em”. Chúng ta được cứu nhờ nước; giống như ông Noe và gia đình ông ta được cứu nhờ nước.

Trong ánh sáng của bài đọc I, diễn tả việc Thiên Chúa dùng nước giải thoát tàu của Noe và lời nhắc nhở trong thư I Phêrô, thật thích hợp khi hôm nay nhiều giáo xứ cử hành nghi thức tiếp nhận các dự tòng. Tên của những người dự tòng, những người sắp được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong Lễ canh thức vượt qua, được ghi vào sổ. Việc này được cử hành trong nghi thức sai đi. Vì vậy, những người dự tòng chuẩn bị bước vào một giao ước mới với Thiên Chúa nhờ cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu Kitô.

Trước khi tìm hiểu bài Tin mừng, chúng ta hãy dành chút thời gian lướt qua bài đọc I, vì có thể chúng ta bỏ lỡ một yếu rố quan trọng. Thiên Chúa lập giao ước không chỉ với những người trên tàu Noe, nhưng là với toàn trái đất. “Ta sẽ gác cây cung của Ta trên mây như một dấu chỉ của giao ước giữa ta và trái đất… giữa Ta và các ngươi và tất cả mọi sinh vật…”

Bài đọc này đòi chúng ta lên tiếng bảo vệ trái đất và mọi giống loại khi mà lòng tham và sự thờ ơ khiến con người, các công ty và các chính phủ gây hại và làm kiệt quệ những nguồn tài nguyên của trái đất. Như hôm nay chúng ta được nghe, Thiên Chúa quan tâm đến “trái đất… và mọi sinh vật”.

Chẳng hạn, mùa Chay này, thay vì bỏ bánh kẹo, cà phê, rượu… chúng ta hạn chế sử dụng những vật dụng bằng nhựa và giấy được chăng? Chẳng hạn chúng ta bỏ thói quen uống cà phê hằng ngày hay ăn bánh kẹp thịt để dành số tiền đó cho một tổ chức như Heifer International, tổ chức này trao cho những gia đình nghèo và những quốc gia chậm phát triển những động vật như thỏ, gà, ong… Thế rồi, khi người ta yêu cầu như họ định làm, “bạn đã từ bỏ gì trong mùa Chay?” Chúng ta có cơ hội để diễn giải những bài giảng trong nhà thờ và Kinh thánh về việc bảo vệ môi trường.

Nếu có người hỏi: “mùa Chay có ý nghĩa gì?” Tin mừng hôm nay có một tóm tắt cô đọng và xúc tích. Đó là việc sám hối (sửa đổi) và tin. Đây là một tóm tắt rất hay về sứ điệp của Đức Giêsu: song nó vẫn thiếu một cái gì đó. Đức Giêsu loan báo rằng “nước Thiên Chúa đã đến gần”. Cách đây nhiều năm tôi có hỏi một anh em Đaminh xem anh suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu nói này. Anh nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”. Chúng ta được mời gọi để tái tạo lại lối sống của chúng ta và để tin vào Tin mừng, nhưng chúng ta không chỉ dựa vào bản thân, vì “Thiên Chúa đến giúp chúng ta”. Vì thế, mùa Chay thực sự là “thời kỳ hoàn tất”.

Thánh sử Maccô cho chúng ta biết khi Đức Giêsu vừa chịu phép Rửa, Thần Khí liền “đẩy Người vào hoang địa”. Đó là một từ không trau chuốt– “đẩy”. Như thể Thiên Chúa vội vã và không thể đợi lâu hơn nữa để giúp chúng ta. Hay, như người anh em tôi nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài”. Chúng ta cần được giúp và Thiên Chúa nhanh chóng giúp chúng ta thay đổi cuộc sống. Quyền lực sự dữ trên con người sẽ bị phá tan: Đức Giêsu vào hoang địa.

Đức Giêsu đã đối diện với những cám dỗ nào? Chúng ta không biết và nhà giảng thuyết không nên ám chỉ tới những bản dịch khác về những cơn cám dỗ trong Matthêu hay Luca. Nếu Maccô muốn liệt kê ra thì ông đã làm. Nhưng, trong trình thuật của Maccô, những cơn cám dỗ xem ra chỉ được lướt qua. Những gì Gioan Tẩy Giả nói ở đầu Tin mừng, về “Đấng quyền thế hơn” đang đến sau ngài – đã được thực hiện. Đức Giêsu mạnh mẽ và Chúa Cha ở với Người – được chứng thực bằng việc các thiên sứ hầu hạ Người. Cũng có hài khí giữa Đức Giêsu và “dã thú”, chúng không hề đe dọa Người. Cứ như thể chúng ta đang quay lại thời Sáng thế vào khởi đầu của tạo dựng, khi tất cả đều tốt đẹp trong thế giới giữa các thụ tạo của Thiên Chúa. Đấng Mêsia đã đến, thiên nhiên và con người đang trở lại với lời chúc ban đầu được khởi đi bởi Thiên Chúa vào lúc tạo dựng.

Mùa Chay là một thời gian tốt để nhìn lại khung cảnh sống của chúng ta. Đâu là sự mất quân bình trong các mối tương quan của chúng ta? Trật tự hay hình thức nào phải được đưa vào lại hay loại ra khỏi cuộc sống chúng ta? Chúng ta có nối kết với thế giới tự nhiên quanh chúng ta trong một tư thế tôn trọng và bảo vệ hay không? Những khu vực nào mất quân bình và xung đột trong thế giới cần thêm lời cầu nguyện và ăn chay trong mùa Chay này? Khi nào và ở đâu có sự trưởng thành mà chúng ta mong ước trong cuộc sống?

Không nên kết thúc bằng một loạt các câu hỏi để chúng ta mang theo trong mùa Chay này. Thay vào đó, chúng ta nghe lại lời loan báo ân sủng mở đầu mùa chay cho chúng ta: “Thời kỳ đã mãn. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng”. Như người anh em của tôi đã nói: “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

Proverbs 3:18-22
View in: NAB
18She is a tree of life to them that lay hold on her: and he that shall retain her is blessed.
19The Lord by wisdom hath founded the earth, hath established the heavens by prudence.
20By his wisdom the depths have broken out, and the clouds grow thick with dew.
21My son, let not these things depart from thy eyes: keep the law and counsel:
22And there shall be life to thy soul, and grace to thy mouth.