CHÚA NHẬT V CHAY (B)
Giêrêmia 31: 31-34 Tv 51 Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33
Người đọc Kinh thánh đều đặn sẽ nhận thấy chủ đề lập đi lập lại trong toàn bộ kinh thánh Cựu ước và Tân Ước: sự lầm lỗi và yếu đuối của con người. Thực ra, chúng ta chẳng cần đọc Kinh thánh mới thấy điều này chính trong phận con người chúng ta. Chúng ta thấy lầm lỗi và yếu đuối trong chính mình và thế giới quanh ta. Đôi khi cảnh tượng này có thể khá nghiệt ngã và chán nản.
Một hôm, tôi đọc truyện đọc nửa chừng của câu chuyện trong tờ tin hằng ngày. Nó nói về một cuộc đánh bom thảm sát, nạn nhân là những thường dân ở Afghanistan. (Hôm nay, tin tức cho hay một binh lính tại đó tiếp tục việc sát hại điên cuồng khiến 16 người dân, kể cả trẻ em thiệt mạng!) tôi vừa hay được một cuộc đấu súng ở Juarez, Mexico. Những kẻ này đã dùng vũ khí lậu mua từ biên giới Mỹ. Những trang thương mại đã không còn chỗ nữa. Người ta bàn về mô hình Ponzi khác đưa đến những thất bại trong việc cứu sống các nạn nhân. Tôi tự hỏi, phải làm gì, chỉ đọc truyện tranh thôi sao – và chẳng còn gì nữa? không xem truyền hình nữa? không lên Internet nữa?
Kinh thánh không biện minh cho tình trạng mỏng giòn của chúng ta. Chẳng hạn, ngôn sứ Giêrêmia cảnh cáo Giuđa rằng dân Babilon sẽ phá hủy đất nước vì Giuđa đã phá bỏ Giao ước với Thiên Chúa. Dân Babilon đã đến, đánh chiếm đất nước và bắt dân làm nô lệ. Yếu đuối và lầm lỗi con người, cùng với những hậu quả cay đắng – chẳng có gì mới mẻ trong đó cả.
Tuy nhiên, có một đề tài bao quát khác xuyên suốt toàn bộ Kinh thánh. Sau khi chỉ rõ sự bất trung của dân, ngôn sứ Giêrêmia cho biết điều Thiên Chúa sẽ thực hiện. Nó được khởi đi bằng liên từ “nhưng” và công bố rất rõ ràng rằng cho dù tội của họ có thế nào, Thiên Chúa vẫn ký với dân một giao ước mới. Thiên Chúa không ruồng bỏ chúng ta, nhưng Người vẫn trở lại với những kế hoạch yêu thương mới.
Chúng ta đang ở trong mùa Chay và, nếu chúng ta luôn cầu nguyện và phản tỉnh, chúng ta vẫn có thể đón nhận những đường lối mà chúng ta đã kết ước với Thiên Chúa. Trong đoạn văn cổ điển hôm nay, ngôn sứ Giêrêmia cho chúng ta niềm hy vọng – chẳng có gì chúng ta thực hiện hay không thực hiện có thể làm cho Thiên Chúa không hiện hữu trong chúng ta. “…Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa”. Kinh thánh cho thấy Thiên Chúa dường như rất hay tha thứ và cứ mỗi lần như vậy chúng ta lại được nhắc nhớ rằng Thiên Chúa sẽ “không nhớ” đến lỗi lầm của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ tín thác vào Lời Chúa và đón nhận sự tha thứ từ Thiên Chúa, Người không chấp tội chúng ta?
Các bài đọc trong thư Hippri nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Giêsu không phải là một tạo vật thuộc thế giới khác được cải trang như một con người. Người không sống bên ngoài thế giới xác phàm, tách khỏi đau khổ và những giới hạn. Nhưng, Người mang lấy tình trạng con người, cùng chia sẻ phận người với chúng ta – kể cả cái chết. Thực vậy, Người đã “kêu lớn tiếng” khi cầu nguyện với Chúa Cha; như cách chúng ta làm khi cuộc sống đè bẹp chúng ta. Tiếng kêu của Người kêu lên cùng với nước mắt. Dù cho Thiên Chúa nghe lời khẩn nguyện của Người, thì vẫn không giải thoát Người khỏi đau khổ. Người đã cầu nguyện, không xin tránh khỏi đau khổ, nhưng Tình yêu Thiên Chúa sẽ ngập tràn trong Người. Và Thiên Chúa đã ra tay.
Dù chúng ta muốn nó điều ấy khác đi thế nào, thì khi chúng ta chấp nhận thập giá và lối sống của Đức Giêsu, chúng ta cũng không thể tránh khỏi đau khổ. Nhưng thư Hippri cũng khuyên khích chúng ta khi đón nhận thập giá, chúng ta sẽ được biến đổi tâm trí nên giống tâm trí Đức Giêsu. Thánh Phaolô cũng nói chúng ta được đào luyện trong Đức Kitô và mặc lấy tinh thần của Đức Kitô; đó là, chúng ta sẽ nghĩ và hành động hướng đến tha nhân như Đức Kitô (Pl 2,1-11).
Xuyên suốt Tin mừng Gioan, Đức Giêsu đã nói rằng “giờ” của Người chưa đến. Người không lúc nào cũng nhìn lên mặt trời để đếm thời gian. “Giờ” của Người ám chỉ đến giờ vinh quang, khi Người về cùng Cha bằng hành trình trải qua đau khổ, cái chết và phục sinh. Hôm nay, Người công bố: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Điều gì đã khiến Người công bố vào lúc này? “Những người Hy lạp”, từ thế giới văn hóa cổ Hy lạp (đại diện cho thế giới bên ngoài Do thái giáo), đã tìm đến Người. Ở câu trước những người Pharisêu đã thành thật nói ra: “Thấy chưa, các ông chẳng làm nên trò trống gì cả. Kìa Thiên hạ theo ông ấy hết!”)
Nhưng việc đến được với thế giới Dân ngoại sẽ chỉ diễn ra sau cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. “hạt lúa mì” trước hết phải chết đi mới sinh được “nhiều hạt” khác. Cả nhân loại sẽ được cứu nhờ cái chết và sự tuyên dương của Đức Giêsu. Thiên hạ đến tìm kiếm ánh sáng trong bóng tối và chúng ta, được thắp sáng bằng niềm tin của mình, miễn là ánh sáng qua sự hy sinh của chính chúng ta cho hạnh phúc của tha nhân. Điều Đức Giêsu nói với chính Người, cũng là nói với các môn đệ: “ Hạt lúa mì phải chết đi mới sinh nhiều hạt khác”. Vì vậy, những người Dân ngoại mà hỏi xin “gặp Đức Giêsu”, sẽ khám phá ra ánh sáng của Người trên chúng ta và họ sẽ “thấy” Chúa.
Đức Giêsu nói rằng ai muốn phục vụ Người phải đi theo Người. Làm thế nào chúng ta đến được với Chúa vinh quang? Không phải qua các hiện tượng hay phép lạ, nhưng trước hết bằng việc đón nhận Tin mừng và rồi, đáp trả điều chúng ta nghe, qua một đời sống phục vụ và chết đi cho chính mình. Đức Giêsu dạy rằng chúng ta đánh mất cuộc sống mình khi chúng ta bám vào nó và dành được cuộc sống khi chúng ta từ bỏ nó. Người đang mời gọi các môn đệ hãy đi theo con đường phục vụ của Người trong vinh quang.
“Vinh quang Thiên Chúa” ở đây có nghĩa là khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa, đầu tiên, bị ẩn dấu. Chúng ta nhìn vào những nơi lầm lỗi bằng những mong ước lầm lỗi. Tin mừng mời gọi chúng ta hãy nhìn Thiên Chúa chiếu sáng nơi khổ hình thập giá của Đức Giêsu; Thiên Chúa bày tỏ cho chúng ta bằng yêu thương phục vụ cho nhân loại. Chúng ta không muốn biến đau khổ đau khổ của Đức Giêsu ra như một điều lãng mạn. Người đã chết trong bạo lực và tàn nhẫn. Những thế lực của bóng tối đã tiêu diệt Người. Tuy nhiên, trên thập giá, thế giới bóng tối đã bị tình yêu của Đức Kitô đánh tan.
Trái với tất cả trực giác thông thường và những kết luận hợp lý của chúng ta, Đức Kitô mời gọi chúng ta hãy theo Người cả khi những đường lối của Người xem ra ngờ nghệch và thất bại. Để thuộc về Đức Kitô có nghĩa là sẵn lòng tham dự vào “giờ” của Người để biết rằng sự phục sinh, ra như không thể xảy ra được, lại là vinh quang chung quyết mà chúng ta sẽ chia sẻ. Chúng ta, được thanh tẩy trong sự sống và cái chết của Đức Kitô, có cái nhìn phục sinh. Chúng ta không ngại ngần bước theo Đức Giêsu chết đi cho mỗi ngày vì chúng ta “thấy” kết cục của câu truyện rồi – sự phục sinh của Người và của chúng ta.
Lm Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp