Thiên Chúa dựng nên con người để sống trong xã hội. Ơn gọi của con người là biểu hiện hình ảnh Thiên Chúa và dần dần biến đổi thành hình ảnh Đức Kitô. Không những Thiên Chúa ban gọi này cho mỗi cá nhân, mà con cho toàn thể cộng đồng nhân loại (xem CCC 1877). Hội Thánh tha thiết thúc dục các tín hữu học hỏi về Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh để có thể tham gia tích cực vào sứ vụ xây dựng một cộng đồng nhân loại công bình dựa trên đức ái Kitô giáo.
“Có quá nhiều người Công Giáo không biết gì về nội dung căn bản của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Đúng ra, nhiều người Công Giáo không biết rằng sứ vụ xã hội là một phần căn bản của Đức Tin Công Giáo”[1]. “Đức Tin của chúng ta có một chiều kích xã hội sâu xa. Chúng ta không thể tự nhận là ‘Công Giáo’ nếu chúng ta không nghe lời mời gọi của Hội Thánh trong việc phục vụ người nghèo và hoạt động cho công lý và hoà bình.”[2]
“Đối với chúng ta, hoạt động cho công lý và tham gia vào việc thay đổi thế gian hoàn toàn là một bình diện cơ bản của việc rao giảng Tin Mừng, hay nói cách khác, là tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh trong công tác cứu rỗi và giải phóng nhân loại khỏi mọi tình trạng áp bức.” [3] “Tách rời đức tin mà chúng ta tuyên xưng ra khỏi đời sống thường nhật được coi là một trong những sai lầm nghiêm trọng của thời đại chúng ta.”[4]
Sách Giáo Lý dành trọn Chương 2 của Phần Thứ Ba cho vấn đề Công Bằng Xã Hội. Để giúp những ai không có nhiều thì giờ học hỏi về Giáo Lý hay những giáo huấn khác về xã hội của Hội Thánh có một cái nhìn tổng quát về Học Thuyết này, chúng tôi xin tóm tắt những điểm chính yếu về Học Thuyết Xã Hội trong sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo để chia sẻ trong bài này.
I. Con Người và Xã Hội
1. Tính cách cộng đồng của ơn gọi làm người (Xem CCC 1878-1885)
Mọi người đều được mời gọi đến một cùng đích là chính Thiên Chúa. Yêu người không thể tách rời khỏi mến Chúa. Con người cần sống trong xã hội để giúp đỡ nhau và phát triển các tiềm năng; nhờ đó họ đáp lại ơn gọi của mình. Xã hội là tập thể những người sống liên kết với nhau cách hữu cơ theo một nguyên lý hợp nhất, vượt lên trên cá nhân. Là một cộng đồng vừa hữu hình, vừa thiêng liêng, xã hội tiếp nhận dĩ vãng và chuẩn bị cho tương lai. Mỗi người phải đóng góp cho các cộng đồng của mình, và phải tôn trọng những người cầm quyền có trách nhiệm mưu cầu công ích. Mỗi cộng đồng phải có những quy luật riêng, nhưng “nhân vị phải là nguyên lý, chủ thể và cứu cánh của mọi cơ chế xã hội”[5] (Xem CCC 1878-1881).
Có những tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến bản tính con người, cần thiết cho con và người, như gia đình và quốc gia. Việc “xã hội hóa” đặt nền tảng trên khuynh hướng của con người là hợp tác với nhau để đạt đến những mục tiêu vượt khả năng cá nhân (Xem CCC 1882-1883).
Việc xã hội hóa cũng kèm theo những nguy hiểm. Sự can thiệp quá đáng của chính quyền có thể đe dọa tự do và sáng kiến cá nhân. Hội Thánh đề ra nguyên tắc hỗ trợ: “một cộng đồng cấp cao không được can thiệp vào nội bộ cộng đồng cấp thấp mà tước mất các thẩm quyền của nó, nhưng phải nâng đỡ nó khi cần thiết, và giúp nó phối hợp hoạt động với những tập thể khác, để mưu cầu công ích“[6]. Thiên Chúa trao lại cho mỗi tạo vật những phần vụ nó có thể thi hành theo khả năng của bản tính riêng. Xã hội loài người phải bắt chước cách lãnh đạo này. Thiên Chúa rất tôn trọng quyền tự do của con người. Ðó phải là đường hướng chỉ đạo cho những ai cầm quyền trong các cộng đồng nhân loại. Họ phải xử sự như những thừa tác viên của Chúa Quan Phòng (Xem CCC 1883-1885).
2. Hoán cải và xã hội (Xem CCC 1886-1896)
Xã hội cần thiết cho con người để thực hiện ơn gọi làm người. Ðể đạt mục đích này, cần phải tôn trọng bậc thang giá trị chân chính: “các diện thể lý và bản năng phải phụ thuộc vào các diện nội tâm và thiêng liêng.”[7] Ðời sống xã hội trước hết phải được coi là một thực tại tinh thần. Việc lẫn lộn giữa phương tiện với mục đích dẫn đến việc coi phương tiện là mục đích, hay xem con người chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích. Ðiều này tạo ra những bất công xã hội.
Ðể đạt được những cải tổ xã hội thực sự, chúng ta cần nại đến các khả năng tinh thần và luân lý của con người và việc hoán cải nội tâm. Việc hoán cải này chiếm vị trí ưu tiên, trước cả việc lành mạnh hóa các cơ chế xã hội và điều kiện sống. Không có ân sủng trợ lực, con người không thể khám phá ra con đường nhỏ nằm giữa việc hèn nhát nhượng bộ sự dữ và dùng bạo lực để đấu tranh mà làm cho sự dữ thêm trầm trọng. Ðó là con đường đức ái, mến Chúa yêu người. Ðức ái là giới luật mang xã hội tính cao nhất. Ðức ái tôn trọng tha nhân và các quyền lợi của họ, đòi buộc thực thi công bình mà chỉ có đức ái mới giúp ta thực hiện được. Ðức ái thúc đẩy chúng ta sống dấn thân.
II. Tham Gia vào Đời Sống Xã Hội
1. Quyền Bính (Xem CCC 1897-1904)
Xã hội loài người sẽ không có trật tự và thịnh vượng nếu thiếu những người cầm quyền hợp pháp để bảo tồn các định chế và phục vụ công ích một cách hữu hiệu. Mỗi cộng đoàn nhân loại đều cần có một quyền bính để quản trị nó. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người, và cần thiết để tạo sự thống nhất cho cộng đoàn. Vai trò của nó là bảo đảm tối đa cho công ích xã hội. Quyền bính phát xuất từ Thiên Chúa. Bổn phận vâng phục đòi buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp (Xem CCC 1897-1900).
Về mặt luân lý, các thể chế chính trị có thể khác nhau, miễn sao các thể chế này mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đoàn đã thừa nhận chúng. Một thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên và các quyền căn bản của con người không thể đem lại công ích cho những quốc gia theo thể chế đó. Về mặt luân lý, không phải nhà cầm quyền làm gì cũng hợp pháp. Họ phải hành động cho công ích. Quyền bính chỉ được hành xử hợp pháp khi mưu cầu công ích cho tập thể liên hệ, và đạt tới mục đích ấy bằng các phương thế phù hợp với luân lý. Nếu các nhà lãnh đạo đưa ra những luật bất công hay sử dụng những biện pháp trái luân lý, lương tâm không buộc các Kitô hữu phải tuân theo (Xem CCC 1901-1904).
2. Công ích (Xem CCC 1905-1912)
“Công ích” là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. Nó gồm ba nguyên lý thiết yếu:
- Công ích phải tôn trọng con người vì họ là người. Xã hội phải cho con người quyền chu toàn ơn gọi làm người.
- Công ích phải gồm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng. Chính quyền phải giúp con người có những nhu cầu căn bản.
- Công ích còn phải có hòa bình, nghĩa là một trật tự đúng đắn và và ổn định. Công ích đặt nền tảng cho quyền tự vệ chính đáng của cá nhân và tập thể.
Công ích được thực hiện trọn vẹn nhất trong cộng đồng chính trị. Vai trò của quốc gia là bảo vệ và vận động cho công ích của xã hội dân sự, của các công dân, và các tập đoàn ở dưới. Sự hợp nhất của gia đình nhân loại, gồm các dân có phẩm giá bình đẳng, bao hàm một nền công ích toàn cầu. Nền công ích này cũng cần có một tổ chức quốc tế có khả năng đáp ứng những nhu cầu muôn mặt của con người trong lãnh vực xã hội, và đối phó với bao hoàn cảnh đặc biệt có thể xảy ra. Công ích luôn hướng tới việc thăng tiến con người, lệ thuộc vào trật tự của nhân vị, đặt nền tảng trên chân lý, được thiết lập trong công bình, được sinh động bởi đức ái.
3. Trách nhiệm và tham gia (Xem CCC 1913-1927)
Tham gia là sự dấn thân tự nguyện và quảng đại của con người vào những giao dịch xã hội. Tất cả mọi người phải tham gia, tùy theo địa vị và vai trò của mình, để mưu cầu công ích. Bổn phận này gắn liền với phẩm giá con người. Một người tham gia bằng cách làm tròn các trách nhiệm cá nhân của mình. Các công dân phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội. Cũng như mọi bổn phận luân lý khác, việc mọi người tham gia vào công ích cũng đòi hỏi các thành viên của xã hội phải hoán cải không ngừng. Phải nghiêm khắc kết án những thủ đoạn dùng để tránh né luật pháp và tránh né trách nhiệm đối với xã hội, vì chúng trái với những đòi hỏi của công bình (như trốn thuế, buôn lậu, gian lận tiền trợ cấp…). Cần chăm lo phát triển những định chế nhằm cải thiện điều kiện sống của con người. Những người cầm quyền có bổn phận củng cố những giá trị đem lại sự tín nhiệm nơi các thành viên trong cộng đồng, và khuyến khích họ tham gia phục vụ đồng bào. Sự tham gia này bắt đầu từ công tác giáo dục và văn hóa.
III. Công Bằng Xã Hội
Chỉ có công bằng khi xã hội tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi để các đoàn thể cũng như cá nhân có thể có những gì họ có quyền hưởng theo bản tính và ơn gọi của họ. Công bằng xã hội liên quan đến công ích và việc thực thi quyền bính (Xem CCC 1928).
1. Tôn trọng nhân vị (Xem CCC 1929-1933)
Muốn có công bằng xã hội thì phải tôn trọng nhân vị. Việc này đòi hỏi phải tôn trọng các quyền phát xuất từ phẩm giá con người là một tạo vật. Các quyền ấy là cơ sở để mọi quyền bính được hợp pháp về mặt luân lý. Khi phủ nhận các quyền ấy thì xã hội tự phá hoại tính hợp pháp về mặt luân lý của chính mình.[8] Nguyên tắc của việc tôn trọng nhân vị là mỗi người phải coi đồng loại như “cái tôi thứ hai”, nên phải quan tâm đến sự sống của họ và những phương tiện cần thiết giúp họ sống xứng với nhân phẩm.[9] Bổn phận yêu thương và hết lòng phục vụ tha nhân phải được thực thi đối với cả những kẻ chống đối chúng ta. Chúng ta được phép ghét điều ác do họ gây ra, nhưng không được ghét họ.
2. Sự bình đẳng và khác biệt giữa con người (Xem CCC 1934-1938)
Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được cứu chuộc bởi hy tế của Đức Kitô, nên mọi người đều được mời gọi đến hưởng hạnh phúc của Thiên Chúa, vì thế mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Những dị biệt giữa con người nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta cần đến nhau. Những dị biệt ấy đòi con người sống bác ái với nhau. Vì con người bình đẳng về nhân phẩm nên phải cố gắng giảm thiểu những chênh lệch quá đáng về xã hội và kinh tế, cùng xóa bỏ sự bất bình đẳng.
3. Tình liên đới nhân loại (Xem CCC 1939-1948)
Nguyên tắc liên đới, còn gọi là “thân hữu” hay “bác ái xã hội”, là một đòi hỏi xuất phát trực tiếp từ tình huynh đệ nhân bản và Kitô giáo.[10] Tình liên đới biểu lộ trước tiên qua việc phân phối của cải và trả lương lao động, sau đó là một trật tự xã hội công bình hơn. Những vấn đề kinh tế xã hội chỉ có thể được giải quyết nhờ các hình thức liên đới. Tình liên đới quốc tế là một đòi hỏi của trật tự luân lý. Hòa bình thế giới cũng tùy thuộc một phần vào tình liên đới này. Tình liên đới không chỉ nhằm vào của cải vật chất. Khi phân phát các ân huệ thiêng liêng của đức tin, Hội Thánh giúp con người phát triển những lợi ích trần thế, bằng cách khai mở những con đường mới cho cuộc phát triển này.
Kết Luận
Học Thuyết Xã Hội Công Giáo đặt nền tảng trên việc tôn trọng nhân vị . Ðiều này đòi buộc phải tôn trọng những quyền căn bản phát xuất từ phẩm giá đích thực của con người.
1945
Mọi người đều bình đẳng dựa trên nhâm phẩm và các quyền xuất phát từ nhân phẩm.
1946
Những dị biệt giữa con người nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Người muốn chúng ta cần đến nhau. Những dị biệt ấy đòi con người sống bác ái với nhau.
1947
Vì con người bình đẳng về nhân phẩm nên phải cố gắng giảm thiểu những chênh lệch quá đáng về xã hội và kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng.
1948
Tình liên đới là một đức tính nổi bật của Ki-tô giáo. Tình liên đới thúc bách chúng ta chia sẻ của cải vật chất và hơn nữa, cả của cải tinh thần.
. Đức Thánh Cha Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chú tâm rất nhiều đến việc soạn thảo một sách Giáo Lý về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nhiệm vụ này đã được trao phó cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Đức Hồng Y đã dành hết những năm tháng cuối cùng của đời ngài để hướng dẫn Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình hệ thống hóa những giáo huấn về xã hội của Hội Thánh, và soạn thảo cuốn Sách Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh (Compendium of The Social Doctrine of The Church). Sách này được Đức Hồng Y Martinô, là đấng kế nhiệm, ra mắt vào ngày 25 tháng 10, năm 2004. Hy vọng Sách Toát Yếu này được học hỏi rộng rãi khắp nơi để mọi tín hữu có thể góp phần tích cực hơn vào việc xây dựng một xã hội công bằng, bác ái đặt nền tảng trên việc tôn trọng phẩm giá con người, là những tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi
[1] Chia sẻ Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo: Thách Đố và Hướng Đi, HĐGMHK, 1998
[2] Cộng Đồng Muối và Ánh Sáng, HĐGMHK, 1993
[3] THĐGM 1971
[4] Gaudiun et Spes #43
[5] Gaudium et Spes #25
[6] Gioan Phaolô II, Centesimus annus 48 # 4; xem. Piô XI, Quadragesimo anno I, 184-186.
[7] Gioan Phaolô II, Centesimus Annus 36#2
[8] Xem. Gioan XXIII, Pacem in Terris 65.
[9] Xem Gaudium at Spes 27 # 1.
[10] Xem Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis 38-40; Centesimus Annus 10.
Human society must primarily be considered something pertaining to the spiritual. Through it, in the bright light of truth, men should share their knowledge, be able to exercise their rights and fulfill their obligations, be inspired to seek spiritual values; mutually derive genuine pleasure from the beautiful, of whatever order it be; always be readily disposed to pass on to others the best of their own cultural heritage; and eagerly strive to make their own the spiritual achievements of others. These benefits not only influence, but at the same time give aim and scope to all that has bearing on cultural expressions, economic, and social institutions, political movements and forms, laws, and all other structures by which society is outwardly established and constantly developed.
By "authority" one means the quality by virtue of which persons or institutions make laws and give orders to men and expect obedience from them.
Pope St. Clement of Rome provides the Church's most ancient prayer for political authorities: "Grant to them, Lord, health, peace, concord, and stability, so that they may exercise without offense the sovereignty that you have given them. Master, heavenly King of the ages, you give glory, honor, and power over the things of earth to the sons of men. Direct, Lord, their counsel, following what is pleasing and acceptable in your sight, so that by exercising with devotion and in peace and gentleness the power that you have given to them, they may find favor with you."
The diversity of political regimes is morally acceptable, provided they serve the legitimate good of the communities that adopt them. Regimes whose nature is contrary to the natural law, to the public order, and to the fundamental rights of persons cannot achieve the common good of the nations on which they have been imposed.
A human law has the character of law to the extent that it accords with right reason, and thus derives from the eternal law. Insofar as it falls short of right reason it is said to be an unjust law, and thus has not so much the nature of law as of a kind of violence.
By "authority" one means the quality by virtue of which persons or institutions make laws and give orders to men and expect obedience from them.
Pope St. Clement of Rome provides the Church's most ancient prayer for political authorities: "Grant to them, Lord, health, peace, concord, and stability, so that they may exercise without offense the sovereignty that you have given them. Master, heavenly King of the ages, you give glory, honor, and power over the things of earth to the sons of men. Direct, Lord, their counsel, following what is pleasing and acceptable in your sight, so that by exercising with devotion and in peace and gentleness the power that you have given to them, they may find favor with you."
The diversity of political regimes is morally acceptable, provided they serve the legitimate good of the communities that adopt them. Regimes whose nature is contrary to the natural law, to the public order, and to the fundamental rights of persons cannot achieve the common good of the nations on which they have been imposed.
A human law has the character of law to the extent that it accords with right reason, and thus derives from the eternal law. Insofar as it falls short of right reason it is said to be an unjust law, and thus has not so much the nature of law as of a kind of violence.
Do not live entirely isolated, having retreated into yourselves, as if you were already justified, but gather instead to seek the common good together.
What is at stake is the dignity of the human person, whose defense and promotion have been entrusted to us by the Creator, and to whom the men and women at every moment of history are strictly and responsibly in debt.
Every form of social or cultural discrimination in fundamental personal rights on the grounds of sex, race, color, social conditions, language, or religion must be curbed and eradicated as incompatible with God's design.
I distribute the virtues quite diversely; I do not give all of them to each person, but some to one, some to others. . . . I shall give principally charity to one; justice to another; humility to this one, a living faith to that one. . . . And so I have given many gifts and graces, both spiritual and temporal, with such diversity that I have not given everything to one single person, so that you may be constrained to practice charity towards one another. . . . I have willed that one should need another and that all should be my ministers in distributing the graces and gifts they have received from me.
Their equal dignity as persons demands that we strive for fairer and more humane conditions. Excessive economic and social disparity between individuals and peoples of the one human race is a source of scandal and militates against social justice, equity, human dignity, as well as social and international peace.
An error, "today abundantly widespread, is disregard for the law of human solidarity and charity, dictated and imposed both by our common origin and by the equality in rational nature of all men, whatever nation they belong to. This law is sealed by the sacrifice of redemption offered by Jesus Christ on the altar of the Cross to his heavenly Father, on behalf of sinful humanity."
For two thousand years this sentiment has lived and endured in the soul of the Church, impelling souls then and now to the heroic charity of monastic farmers, liberators of slaves, healers of the sick, and messengers of faith, civilization, and science to all generations and all peoples for the sake of creating the social conditions capable of offering to everyone possible a life worthy of man and of a Christian.