Ứng Nghiệm

Chúa Nhật III Thường Niên C

Ứng nghiệm là việc quan trọng trong cuộc đời, nhất là ứng nghiệm những điều tốt lành. Điều ứng nghiệm tuyệt vời hơn đó là ứng nghiệm về công lý và hòa bình.

Ứng nghiệm là xảy ra đúng như sự việc đã được tiên báo. Kinh thánh đã nhiều lần nhắc tới động từ “ứng nghiệm” (*). Các Kitô hữu – nói chung, và các tín hữu Công giáo – nói riêng, chẳng còn xa lạ gì với hai từ “ứng nghiệm” – vì thường xuyên nghe nói tới.

Xưa nay có nhiều người được gọi là tiên tri, họ báo trước nhiều điều, nhưng cũng chỉ thuộc dạng “hên xui”, cái đúng cái không, chẳng qua chỉ là ngẫu nhiên. Mới đây nhất là ngày 21-12-2012, người ta dao động vì được dự báo là “ngày tận thế”, nhưng rồi chẳng có gì xảy ra, chẳng khác gì chuyện dự báo thời tiết hằng ngày.

Nhưng với Thiên Chúa, mọi thứ đều xảy ra đúng từng chi tiết, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Matthew 5:18), và “tất cả những gì các ngôn sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất” (Lc 18:31).

ezra thanks_god_for_his_helpNgôn sứ Nơkhemia kể một lèo: Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đã đóng sẵn để dùng vào việc này. Bên cạnh ông, phía tay mặt, có các ông: Mát-tít-gia, Se-ma, A-na-gia, U-ri-gia, Khin-ki-gia và Ma-a-xê-gia; phía tay trái, có các ông: Pơ-đa-gia, Mi-sa-ên, Man-ki-gia, Kha-sum, Khát-bát-đa-na, Dơ-khác-gia và Mơ-su-lam.5 Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy (Nkm 8:2-5).

Sau đó, ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “Amen! Amen!” (Nkm 8:6). Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa. Một cảnh tượng thật xúc động!

Ngôn sứ Nơkhemia cho biết thêm: Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc. Bấy giờ ông Nơ-khe-mi-a, tổng đốc, ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư, cùng các thầy Lê-vi là những người đã giảng giải Luật Chúa cho dân chúng, nói với họ rằng: “Hôm nay là ngày thánh hiến cho Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, anh em đừng sầu thương khóc lóc” (Nkm 8:9). Sở dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi nghe lời sách Luật. Rồi ông Ét-ra còn nói với dân chúng: “Anh em hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em” (Nkm 8:10).

Được tuân giữ Thánh Luật là hạnh phúc, như tác giả Thánh vịnh nói: “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời (Tv 19:8-9). Quốc gia nào cũng có luật – gọi là quốc pháp, gia đình nhỏ cũng có luật – gọi là gia phong, và dù chỉ một nhóm nhỏ cũng cần có quy luật. Nhưng đôi khi các luật đó không phù hợp lòng người, khiến dân chúng khổ sở. Nhưng Thánh luật của Chúa lại làm cho người ta hoan lạc: “Lòng kính sợ Chúa luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời. Quyết định Chúa phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh” (Tv 19:10).

Hạnh phúc khi tuân giữ Thánh Luật, và cũng hạnh phúc được thân thưa với Chúa: “Lạy Chúa là núi đá cho con trú ẩn, là Đấng cứu chuộc con, cúi xin Ngài vui nhận bấy nhiêu lời miệng lưỡi thân thưa, và bao tiếng lòng con thầm thĩ mong được thấu đến Ngài” (Tv 19:15). Ngài luôn mong chúng ta như thế để Ngài đại lượng thi ân giáng phúc.

Thánh Phaolô so sánh: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi” (1 Cr 12:12-14).

Đây là một trong các đoạn Kinh thánh thú vị. Thánh nhân nói chi tiết hơn: “Giả như chân có nói: ‘Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể’, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: ‘Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể’, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?” (1 Cr 12:15-17). Quá rõ ràng, không gì khó hiểu.

Có lẽ Thánh Phaolô cảm thấy chưa an tâm nên tiếp tục “dài hơi” giải thích thêm: “Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. Vậy mắt không có thể bảo tay: ‘Tao không cần đến mày’, đầu cũng không thể bảo hai chân: ‘Tao không cần chúng mày’. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết. Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12:18-25).

Và ngài kết luận: “Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?” (1 Cr 12:27-30).

Ai cũng có “biệt tài” về một hay vài lĩnh vực nào đó, ai cũng là khí cụ được Thiên Chúa dùng để thực hiện một sứ vụ nào đó và làm vinh danh Ngài. Ai được ơn riêng nào thì cũng là hồng ân, là để phục vụ vì công ích, không ai có quyền “chảnh” hoặc “ngộ nhận” là mình giỏi hơn người. Tất cả chúng ta chỉ là những chi thể nhỏ bé trong Nhiệm Thể Đức Kitô vĩ đại.

Thánh sử Luca kể: Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Ngài đồn ra khắp vùng lân cận. Ngài giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường như Ngài vẫn quen làm trong ngày Sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Ngài cuốn sách ngôn sứ Isaia.

Ngài mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:18-19). Đây là đoạn Tin Mừng quan trọng, công khai sứ vụ cứu độ của Đức Kitô. Ngắn gọn mà súc tích.

Ứng nghiệm là việc quan trọng trong cuộc đời, nhất là ứng nghiệm những điều tốt lành. Điều ứng nghiệm tuyệt vời hơn đó là ứng nghiệm về công lý và hòa bình: “Tin Mừng đến với người nghèo hèn, các tù nhân được phóng thích, người mù đươc sáng, người bị áp bức được tự do”. Không gì hạnh phúc hơn khi được Đức Kitô giải thoát, đó là hồng ân cao cả biết bao!

Sau đó, Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Ngài bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4:21).

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp chúng con luôn biết HIỆP NHẤT trong tình huynh đệ, sống yêu thương trong mối dây đoàn kết vì là con cái chung một Đại Gia Đình “đa đại đồng đường”. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên-Chúa-Làm-Người và Đấng Cứu Độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Đnl 18:22, Gs 21:45, Gs 23:14, Gs 23:15, Tl 9:57, 2 S 22:31, 1 V 22:27, 1 V 12:15, 1 V 13:32, 2 V15:12, 2 Sbn 1:9, 2 Sbn 10:15, 2 Sbn 36:22, Et 1:1, Tobit 14:4, Tb Tv 105:19, Tv 119:140, Matthew 1:22, Matthew 2:15, Matthew 2:17, Matthew 2:23. Matthew 4:14,8:17, Matthew 12:17, Matthew 13:14, Matthew 13:35, Matthew 21:4, Matthew 26:54, Matthew 26:56, Matthew 27:9, Mc 14:49, Mc 15:28, Lc 1:20, Lc 4:21, Lc 21:22, Lc 22:37, Lc 24:44

Matthew 5:18
View in: NAB
18For amen I say unto you, till heaven and earth pass, one jot, or one tittle shall not pass of the law, till all be fulfilled.
Tobit 14:4
View in: NAB
4And the rest of his life was in joy, and with great increase of the fear of God he departed in peace.
Matthew 1:22
View in: NAB
22Now all this was done that it might be fulfilled which the Lord spoke by the prophet, saying:
Matthew 2:15
View in: NAB
15That it might be fulfilled which the Lord spoke by the prophet, saying: Out of Egypt have I called my son.
Matthew 2:17
View in: NAB
17Then was fulfilled that which was spoken by Jeremias the prophet, saying:
Matthew 2:23
View in: NAB
23And coming he dwelt in a city called Nazareth: that it might be fulfilled which was said by prophets: That he shall be called a Nazarene.
Matthew 4:14,8
View in: NAB
8Again the devil took him up into a very high mountain, and shewed him all the kingdoms of the world, and the glory of them,
14That it might be fulfilled which was said by Isaias the prophet:
Matthew 12:17
View in: NAB
17That it might be fulfilled which was spoken by Isaias the prophet, saying:
Matthew 13:14
View in: NAB
14And the prophecy of Isaias is fulfilled in them, who saith: By hearing you shall hear, and shall not understand: and seeing you shall see, and shall not perceive.
Matthew 13:35
View in: NAB
35That it might be fulfilled which was spoken by the prophet, saying: I will open my mouth in parables, I will utter things hidden from the foundation of the world.
Matthew 21:4
View in: NAB
4Now all this was done that it might be fulfilled which was spoken by the prophet, saying:
Matthew 26:54
View in: NAB
54How then shall the scriptures be fulfilled, that so it must be done?
Matthew 26:56
View in: NAB
56Now all this was done, that the scriptures of the prophets might be fulfilled. Then the disciples all leaving him, fled.
Matthew 27:9
View in: NAB
9Then was fulfilled that which was spoken by Jeremias the prophet, saying: And they took the thirty pieces of silver, the price of him that was prized, whom they prized of the children of Israel.