Xin Chớ Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C
Đnl 26:4-10; Romans 10:8-13; Lc 4: 1-13

Bắt đầu mùa chay, chúng ta cần nhớ lại Thiên Chúa là ai, và Thiên Chúa đã làm những gì cho chúng ta. Trong sách Đệ Nhị Luật đọc ngày hôm nay, ông Mô-sê nhân dịp Lễ mừng mùa gặt để kêu gọi dân chúng nhớ lại Thiên Chúa đã làm những gì cho họ. Và yêu cầu họ lặp đi lặp lại lời nguyện đó để họ thuộc làu. Vì thế, ông Mô-sê kêu gọi dân chúng Israel nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Ông ta ghi những điều đó thành một bài kinh của đạo Do Thái: Họ nhớ lại những ngày bị tù đày ở Ai Cập, sự cứu thoát ra khỏi tù đày để đi vào Đất Chúa Hứa. Thiên Chúa là Đấng cứu thoát dân Israel và qua Chúa Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đó là Đấng cứu thoát chúng ta. Chúng ta cũng theo lời chỉ dẫn của Mô-sê để nhớ đến Thiên Chúa trong mùa chay. Thiên Chúa đã cứu thoát chúng ta vượt qua tù tội để trở về sự sống, như việc vượt qua sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô.

Hôm nay cộng đoàn chúng ta họp nhau để mừng mùa gặt mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Cũng như tổ tiên, chúng ta hãy nhớ lại Thiên Chúa đã bước chân vào lịch sử loài người, nhìn thấy chúng ta bị vây hãm trong tội lỗi. Cũng như Thiên Chúa đã làm cho dân israel, Ngài đã thật sự dự phần vào việc cứu thoát, giải vây chúng ta qua việc kết hiệp chúng ta vào Chúa Kitô. Khi là thần phần thân thể của Ngài, chúng ta được ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong chúng ta.

Trong lễ mùa gặt hôm nay, chúng ta nhớ lại công việc lớn lao Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Hôm nay chúng ta mang đến bàn thờ những hoa quả mùa gặt là bánh và rượu. Bánh và rượu tượng trung sự cố gắng của chúng ta để tuân theo ý Thiên Chúa để gây dựng nước trời. Của lễ chúng ta dâng lên Thiên Chúa, ước mong mổi sự hiến dâng ấy giúp chúng ta tiếp tục chấp nhận những thử thách của đời sống người Kitô Hữu.

Năm nay chúng ta đọc phúc âm Thánh Luca trong phụng vụ. Trong những tuần sắp tới, nếu chúng ta chăm chỉ và nhớ lại câu chuyện hôm nay, chúng ta sẽ nghe những sự cám dỗ lặp đi lặp lại trong suốt đời sống Chúa Giêsu (Thánh Luca viết: “Sau khi đã xoay hết cách dể cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ thời cơ khác”). Chúa Giêsu bị cám dỗ do bởi Ngài tự lo cho Ngài, và để tránh khỏi đau đớn hay đói khát (“ông truyền cho hòn đá này nên bánh đi”)

Ma quỷ đề nghị Chúa Giêsu dùng quyền phép mình để phục vụ cho mình. Và sau này, khi có thử thách về quyền năng và nhân tính của Chúa Giêsu, Ngài sẽ bị cám dỗ để làm những phép lạ để đối kháng những kẻ chống lại Ngài (“ông hãy gieo mình xuống đi”). Hoặc để lôi kéo quần chúng theo Ngài, quỷ sẽ cám dỗ Chúa Giêsu làm phép biến đá thành bánh để cho những người đói ăn. Sau khi Chúa Giêsu làm những việc lớn lao, như làm bánh và cá hóa nhiều, dân chúng sẽ kéo nhau tìm đến Ngài để đưa Ngài lên làm vua. Và đây cũng là nhắc lại một cám dỗ khác (“nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông”)

Trong phúc âm Thánh Luca, Chúa Giêsu đang trên đường đến thành Giê-ru-sa-lem. Ngài nói với các môn đệ là Ngài sẽ bị thử thách, sẽ chịu đau khổ và rồi sẽ chết. Phêrô không chịu nghe Chúa Giêsu nói như vậy nên Chúa Giêsu gọi ông là satan. Phêrô là một sự cám dỗ lôi kéo Chúa Giêsu từ bỏ nhiệm vụ của Ngài. Các Tư Tế và Biệt Phái là cám dỗ như cám dỗ của quỷ; các ông muốn Chúa Giêsu cho họ dấu chỉ quyền uy của Ngài (biến đá thành bánh? Hay tự gieo mình xuống vực sâu mà không hề hấn gì?) Đấy là những cám dỗ thật sự liên tục bám theo suốt quãng đời Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu để cám dỗ thắng thì Ngài có thể để những người chưa tin trở lại tin vào Ngài.

Chúng Giêsu không muốn những người theo Ngài như những kẻ cám dỗ nói trên. Họ là những người tin tưởng và sức mạnh của Ngài để làm những việc lớn lao mỗi khi cần đến. Và rồi họ sẽ không bao giờ chấm dứt những đòi hỏi đó. Họ sẽ nói “đây, còn những việc này chúng tôi cần Ngài làm đi để chúng tôi tin tưởng vào Ngài”. Họ là những người không tin vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài mời gọi chúng ta tin vào Ngài, chứ không tin vào những hiện thực thoáng qua.

Lẽ cố nhiên có những vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Như khi chúng ta cầu nguyện cho bệnh nhân; cho một em bị ghiền ma túy; cho một đôi hôn nhân sắp đổ vỡ; xin tìm được việc làm sau nhiều tháng thất nghiệp… Khi không tìm được cách giải quyết chúng ta bị cám dỗ làm cho xuôi tay. Chúng ta thường nghĩ là nếu chúng ta tin tưởng thì lời cầu xin của chúng ta sẽ được chấp nhận phải không? Vậy thử hỏi đức tin của chúng ta có đủ mạnh không? Có phải vì đức tin của chúng ta chưa đủ mạnh; nên làm cho chúng ta không nghe thấy tiếng Chúa Giêsu trong lúc chúng ta cầu nguyện?

Chúng Giêsu đã bị cám dỗ để xuôi tay thối lui như chúng ta. Thiên Chúa ở đâu khi Chúa Giêsu gặp những người chống đối lời rao giảng của Ngài? Sao Thiên Chúa không trả lời Chúa Giêsu khi Ngài cầu nguyện trong vườn cây dầu trước khi Ngài bị bắt, hay khi Ngài đang ở trên cây thập giá? Hình như Chúa Giêsu cũng phải trải qua những cám dỗ mà chúng ta phải chịu là hy vọng đối kháng lại hy vọng.

Phúc âm Thánh Luca dùng trong năm C, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu không để cám dỗ lôi kéo Ngài dùng quyền lực Thiên Chúa để sửa chữa thất bại, hay để lôi kéo dân chúng theo Ngài. Chúa Giêsu thật sự tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngài phó mình cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không bỏ rơi Ngài. Thiên Chúa ở cùng Ngài, nâng đỡ Ngài khi Ngài chịu khổ hình và cứu Ngài qua khỏi sự chết.

Bắt đầu mùa chay này chúng ta cần nhớ lại. Chúng ta không tránh khỏi sự đau khổ, tài hoa, thất bại, chán nản, và sự cám dỗ mất niềm tin vào Thiên Chúa. Chúng ta hãy theo gương Chúa Giêsu là luôn dặt niềm tin vào Thiên Chúa mỗi khi chúng ta bị cám dỗ xa cách Chúa, sự tin tưởng vào Chúa Giêsu sẽ nâng đỡ chúng ta. Chúng ta sẽ hy vọng ngược lại là qua tình thương yêu đối với Thiên Chúa chúng ta sẽ đạt đến thành quả cuối cùng. Sự cám dỗ và sự chiến thắng cám dỗ của Chúa Giêsu là nguồn sinh lực cho chúng ta noi theo. Vì Chúa Giêsu mà chúng ta tin, chúng ta không tin vào sức lực của chúng ta mà tin vào quyền lực của Ngài.

Thánh Luca nhắc chúng ta là “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần… và được Thánh Thần dẫn vào hoang địa”. Trong sách Công Vụ Tông Đồ do Thánh Luca viết về ngày Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ. Đó là cách Thánh Luca nhắc cho chúng ta nhớ lại; như xưa Mô-sê đã nhắc nhở dân Israel; là những Kitô Hữu sẽ phải chịu những gì khi trở về Giê-ru-sa-lem. Chúng ta sẽ được Thần Khí Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta để chịu cám dỗ trong sa mạc. Thánh Thần Chúa đồng hành với chúng ta sẽ gìn giữ chúng ta trung kiên với Chúa Kitô là Đấng đã gọi chúng ta theo Ngài.

Xuyên suốt phúc âm Thánh Luca chúng ta sẽ thấy sức mạnh của Thánh Thần: Từ ngày Chúa Giêsu sinh ra (Lc: 1:35 “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà”); lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa (3:22 “và Thánh Thần ngự xuống trên Người”); khi Ngài giảng dạy trong đền thờ (4:18-30 “Thần Khí Chúa ngự trên tôi”); khi Ngài được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa v.v… Hôm nay Chúa Giêsu thắng quỷ cám dỗ vì Thần Khí Chúa ngự trên Ngài. Nhưng còn một lý do khách vều quyền lực của Chúa Giêsu là: Chúa Giêsu luôn luôn dùng Kinh Thánh (4:4,8,12 “đã có lời chép rằng”). Suốt trong lịch sử có những người dùng lời Kinh Thánh không phải để dẫn chứng việc buộc tội, việc trừng phạt, và việc loại trừ họ. Nhưng, trong phúc âm Thánh Luca, những việc quan trọng được nêu ra như việc Chúa sinh ra, sự chết và sự sống lại của Ngài đều được loan báo là “theo lời chép của Kinh Thánh” (như chuyện hai môn đệ trên đường Emmau (24:27, 44-49) “Người giải thích những gì liên quan đến Người trong tất cả sách thánh” “Có lời Kinh Thánh chép rằng”). Thánh Luca khuyên giáo dân là, với Thánh Thần và Kinh Thánh chúng ta sẽ không chịu thua sự cám dỗ trong việc trở nên môn đệ Chúa Giêsu, và những việc lớn lao mà Thiên Chúa làm là để nâng đỡ chúng ta trên đường chúng ta đi theo Chúa Kitô lên Giê-ru-sa-lem.

Lm. Jude Siciliano, OP
Fx. Trọng Yên, OP chuyển ngữ
Romans 10:8-13
View in: NAB
8But what saith the scripture? The word is nigh thee, even in thy mouth, and in thy heart. This is the word of faith, which we preach.
9For if thou confess with thy mouth the Lord Jesus, and believe in thy heart that God hath raised him up from the dead, thou shalt be saved.
10For, with the heart, we believe unto justice; but, with the mouth, confession is made unto salvation.
11For the scripture saith: Whosoever believeth in him, shall not be confounded.
12For there is no distinction of the Jew and the Greek: for the same is Lord over all, rich unto all that call upon him.
13For whosoever shall call upon the name of the Lord, shall be saved.