Xin Chúa Gọi Con – Con Đang Lắng Nghe

CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN A

(Mt 4, 12 – 23)

Tuần trước, phụng vụ cho chúng ta nghe “đại ngôn” của Isaia về Israel, tôi trung của Thiên Chúa: “Nếu ngươi là tôi trung của ta, để tái lập các chi tộc của Giacóp, để dẩn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẩn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cỏi đất”. Lúc Isaia viết những lời này, chẳng ai có thể tưởng tượng đây là sự thật, vì đất nước Do Thái đang bị đế quốc Assyria giày xéo, và dân chúng đang sống trong kiếp nô lệ tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhưng nếu chúng ta áp dụng vào Chúa Giêsu và các bài đọc hôm nay thì đoạn văn trên là sự thật rỏ ràng: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đả thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu soi. Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hảy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”.

Như vậy các bài đọc của hai Chúa Nhật liên kết chặt chẻ với nhau. Và tín thư của chúng tràn đầy an ủi và hy vọng. Chúng ta có thể khai triển cho tình hình tối tăm của thế giới hôm nay, đặc biệt ở địa phương mình. Chủ đề hiển linh của Chúa Giêsu còn tiếp tục: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng”.

Thực vậy, thánh sử Matthêu tăng tốc các biến cố để mau chóng dẩn đến sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cho muôn dân. Khi Đức Giêsu nghe ông Gioan đã bị nộp, Ngài bỏ Nazareth đến ở Capharnaum, một thành phố ven biển hồ Galilea thuộc hạt Dơvulun và Náptali. Như vậy Matthêu cho thấy rằng Chúa Giêsu làm tròn lời tiên tri Isaia rao giảng niềm hy vọng cứu độ cho dân Do Thái. Giửa lúc Hêrôđê tác yêu tác quái trên Gioan, thì Chúa Giêsu rao giảng ơn cứu rổi Nước Trời. Chúng ta không được Matthêu cho biết Đức Giêsu nghĩ thế nào về biến cố. Liệu Ngài có sợ củng sẻ bị bắt như Gioan, vì anh em liên kết chặt chẻ với nhau trong sứ vụ của Thiên Chúa. Liệu Hêrôđê cũng tìm cách tiêu diệt Chúa Giêsu như ông đã giết Gioan, ngỏ hầu chấm dứt hiểm hoạ cho ông?

Dầu sao thì Chúa Giêsu tới đúng nơi mà Isaia hứa là: “Dân đang ngồi trong bóng tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng”. Và thay vì ẩn náu, Ngài bắt đầu rao giảng. Sứ vụ của Ngài khởi sự, tất nhiên tiếng tăm của Ngài cũng sẻ nổi lên. Tuy Ngài sẻ bị bắt và bị giết, nhưng chưa phải lúc này, và ở nơi chốn này. Bóng thánh giá dần dần tỏ hiện. Đức Giêsu biết thế và Ngài chấp nhận hậu quả của lời mình rao giảng: “Anh em hảy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”. Suy nghĩ về sự kiện này, chúng ta thấy rõ lòng can đảm của Chúa Giêsu và ý nghĩa sâu xa của Nước Trời cùng sự cần thiết của lòng sám hối. Chẳng hiểu mọi tín hửu có ý thức được và sống xứng đáng với Tin Mừng không?

Thôi thì dầu sao các nơi chốn của Phúc âm đều mang một ý nghĩa hết sức biểu tượng trong tâm thức người có đạo. Galilea, Capharnaum, Dơvulun, Naptali cũng nằm trong chiều hướng ấy. Chiều hướng đời đời, tự do và ơn thánh. Tâm hồn chúng ta là Galilea hay Capharnaum, Dơnvulun hay Naptali? Điều này thì tuỳ suy nghĩ và nếp sống mổi người, không ai quyết đoán được.

Galilea là một phần của đất hưá. Nhưng nằm trong giao điểm buôn bán quốc tế và rất dễ bị ngoại bang xâm chiếm. Nhiều thương gia và khách ngoại kiều đến đó làm ăn và cư trú, nên những người Do Thái chính thống thường gọi đó là Galilea dân ngoại. Đức Giêsu chọn nơi đây làm nơi rao giảng Tin Mừng đầu tiên, có nghĩa là sứ điệp của Ngài không chỉ dành riêng cho dân Do Thái, mà còn cho mọi dân tộc. Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa đến với mọi quốc gia, tiếng nói. Như vậy sứ mệnh của Đức Giêsu mang tính chất phổ quát. Sứ mệnh của Hội Thánh cũng vậy, nhưng đến chúng ta thì hình như đã nhuốm màu sắc kỳ thị. Làm sao chúng ta tự gọi mình là môn đệ Chúa?

Đức Giêsu khởi sự sứ mệnh của Ngài giửa một cộng đồng những người ô hợp và tan nát. Đúng như Isaia tiên báo: “Dân ngồi trong bóng tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng chiếu soi”. Thời gian chờ đợi và dự cảm đã chấm dứt. Chúa không phải là “một ngôn sứ” nào đó, mà chính là Đấng mà tiên tri đã báo trước. Ngài không bảo dân chúng hảy chờ đợi và hy vọng vì lúc này ánh sáng đang chiếu rọi. Nước Trời đã tới và đang hiện diện giữa họ. Lời Thiên Chúa hứa đã được nên trọn. Vậy thì đối với những người rao giảng, các giáo lý viên, các đấng hướng dẫn tuần phòng, các cha “linh hồn” không còn gì để mà “hứa”, nhưng thực tại đã ngay trước mắt. Đời sống họ phải giải bày thực tại đó, bằng không thì chỉ là “bánh vẻ” (pie in the sky). Thánh Phaolô không viết cho tín hửu thành Côrintô hôm nay rằng ông là người rao giảng lợi khẩu nhất, thông thái nhất, khôn ngoan nhất, mà là kẻ được sai đi để rao giảng “thập giá Đức Kitô”: “Đức Kitô chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẻ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô không trở thành vô hiệu”. Thì ra sứ mệnh của các nhà rao giảng của mọi thời là như vậy. Họ phải làm thế nào nói được như Chúa Giêsu: “Anh em hảy sám hối, Nước Trời đã đến gần”. Bằng không thì chỉ là huyênh hoang kiểu thanh la chủm chọe.

Tôi có tham dự một buổi chia sẻ Lời Chúa hôm nay. Chúng tôi dừng lại ở câu văn này. Một ai đó đặt câu hỏi: “Nước Trời đã đến gần nghĩa là gì?”. Có người trả lời: “Là Thiên Chúa đã xem thấy những nhu cầu của nhân loại và giơ tay cứu giúp. Ngài chẳng cần tài khéo của chúng ta”. Một câu nói tóm tắt tất cả sứ vụ của Chúa Giêsu. Câu văn sẽ theo sát Đức Kitô trong toàn bộ Phúc âm. Nơi đâu Ngài đi, nơi ấy Ngài mang sự hiện diện của Thiên Chúa cho dân chúng, cho những ai cần thay đổi cuộc sống, dĩ nhiên, không phải tự sức riêng họ, mà là từ Đấng ăn nói có “thẩm quyền”. Qua Đức Kitô vương quyền và luật pháp của Thiên Chúa được công bố và nhân loại được ban cho khả năng để thay đổi nếp sống. Những gì củ kỷ, sa đoạ, nhơ bẩn phải được bỏ đi và thay thế bằng cái gì mới, thanh cao, trong sạch vì Nước Trời đã đến gần. Kể ra ý kiến không phải quá tệ, phải không thưa quý vị rao giảng?

Đúng vậy, Đức Giêsu không làm sánh sáng một mình. Phần thứ hai của Tin Mừng, Matthêu kể lại Chúa bắt đầu mời gọi những nhân viên cộng tác: Trước hết là Phêrô và Anrê: “Người đang đi dọc theo biển hồ Galielea thì thấy hai anh em kia, là ông Simon cũng gọi là Phêrô và người anh ông là Anrê đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá”. Người bảo các ông: “Các anh hảy đi theo tôi. Tôi sẻ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người”. Sau đó là Gioan và Giacôbê. Bốn người môn đệ đầu tiên.

Các nhà rao giảng bây giờ nghĩ thế nào về sự kiện này? Liệu họ có đủ khả năng thu hút thiện hạ không? Muốn được như vậy cuộc đời họ phải là chiếc nam châm đã. Nam châm của tin cậy mến. Nam châm bằng nghèo nàn thánh thiện, vâng lời từ bỏ, thanh sạch siêu thoát. Nam châm của tám mối phúc. Xét như vậy thì thật khó biết bao? Chúng ta phải thành thật chấp nhận chân lý và quyết tâm làm môn đệ thực sự của Chúa.

Xin hảy nhìn đến các cộng tác viên của Chúa hôm nay. Chúa mời họ cộng tác với Ngài làm “ánh sáng muôn dân, đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất”. Nhưng họ là những ai? Là những ngư phủ nghèo nàn dốt nát, chẳng có chi cao sang để mà vổ ngực huênh hoang, giống như Phaolô: “Rao giảng không phải bằng lời lẻ khôn ngoan, kẻo thập giá Đức Kitô trở nên vô hiệu”. Tức là không có hiệu quả khi chúng ta dùng phương tiện thế gian. Khi được Thánh Thần trợ giúp, các tông đồ Chúa rao giảng hoàn toàn bằng quyền năng Thiên Chúa, họ chỉ tin cậy vào Chúa mà thôi, chứ không bằng sức riêng mình, hay bằng sự thông thái của mình.

Sứ vụ Chúa Kitô là ánh sáng chiếu soi vào tăm tối linh hồn loài người, loài người ở đây là toàn thể nhân loại, chứ không riêng một ai. Nhưng để tiếp nhận ánh sáng ấy chúng ta phải ý thức được sự tối tăm của linh hồn mình và khao khát xua tan chúng đi, bằng không thì vô ích. Nói cách khác người ta phải ước ao thay đổi nếp sống xấu xa, các thói quen cố hửu, kiêu căng, ưa tiện nghi, tham lam tiền bạc.

Thực sự loài người còn nhiều bóng tối lắm. Bóng tối của tội lổi, chiến tranh, kỳ thị, cô đơn, tôn thờ vật chất, lợi lộc tiền tài, quyền lực kinh tế – chính trị, chẳng ai có thể liệt kê hết. Phải nói như Isaia: “Đang ngồi trong bóng tối tử thần”. Người môn đệ Chúa phải mau mắn từ bỏ tất cả để đáp lời Thiên Chúa, rao giảng ánh sáng cho muôn dân. Trước hết phải thay đổi nếp sống của mình, ngày một trở nên thánh thiện hơn, nghèo khó hơn, khiêm tốn hơn. Nghĩa là phải luôn ý thức về nhu cầu cần thay đổi của mình, rồi mới có thể thu hút kẻ khác. Quả thực thế giới đang có nhu cầu cấp thiết về ánh sáng, nhất là ánh sáng siêu nhiên. Liệu các môn đệ Chúa sẵn lòng cho Ngài mượn chân tay miệng lưỡi, thân thể, trí tuệ, để Ngài tỏ bày ánh sáng cho thế gian? Để Ngài tỏ bày chay tịnh, bác ái, khiêm nhường, khổ chế cho hàng xóm láng giềng, bạn hửu, người thân kẻ sơ trong gia đình, khu xóm, làng mạc, đất nước bạn? Chúng ta hảy cầu xin cho có nhiều tay thợ lành nghề trong vườn nho Chúa. Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta được Thiên Chúa nhận lời. Nhất là trong tuần lể hiệp nhất này. Amen.

Lm Jude Siciliano OP

Chuyển ý Lm. Thomas Tuý, OP.